Hộ kinh doanh là gì ?

Hộ kinh doanh là gì ?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chủ thể đang tiến hành kinh doanh, trong đó có hộ kinh doanh. Theo thống kê, hiện nay cả nước có hàng triệu hộ kinh doanh đang hoạt động và tiến hành nộp thuế. Điều này chứng minh hộ kinh doanh là một chủ thể rất phổ biến trên thị trường. Đồng thời, hình thức này cũng đang được nhiều hộ gia đình/cá nhân yêu cầu đăng ký. Trước khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh, bạn cần tìm hiểu quy định cũng như các đặc điểm pháp lý của hình thức này.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Như vậy, theo quy định trên, có thể thấy hộ kinh doanh cá thể là một chủ thể có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, do cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình đứng ra thành lập. Các thành viên đứng ra thành lập hộ kinh doanh trên thực tế là những thành viên có sự quen biết, quan hệ huyết thống với nhau.

Thứ hai, hộ kinh doanh là chủ thể chỉ được sử dụng dưới 10 lao động. Điều này, gây khó khăn trong trường hợp hộ kinh doanh muốn tiến hành tuyển thêm lao động nhằm phục vụ mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp, hộ kinh doanh tiến hành sử dụng 10 lao động trở lên thường xuyên mà không tiến hành chuyển đổi thành doanh nghiệp thì sẽ có nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sauc) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;

Thứ ba, hộ kinh doanh chỉ được tiến hành kinh doanh tại một địa điểm duy nhất. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hộ kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp khác. Nếu như, các loại hình doanh nghiệp khác được tự do mở rộng thị trường, thì hộ kinh doanh lại bị hạn chế thực hiện việc này. Điều này, dẫn đến tình trạng khó khăn khi hộ kinh doanh muốn phát triển hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn trước nghĩa vụ của mình. Bởi vì, hộ kinh doanh không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, nên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Đồng thời, thành viên của hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trước toàn bộ nghĩa vụ của hộ kinh doanh.

Như vậy, hộ kinh doanh là một chủ thể được thành lập hợp pháp nhằm gia nhập thị trường. Những đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh cá thể tạo nên những bất lợi nhất định trong nhiều trường hợp. Điều đó, chứng minh thực tế rằng, đa phần hộ kinh doanh đều đang tiến hành kinh doanh ở mức nhỏ lẻ, manh mún. Trong trường hợp, muốn tiến hành mở rộng, thì hộ kinh doanh cần phải chuyển đổi thành doanh nghiệp sau đó mới tiến hành mở rộng kinh doanh.

https://tuvanltl.com/mau-thay-doi-dia-chi-ho-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *