Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?

Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không? là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra khi cá nhân/hộ gia đình tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nhằm trả lời cho câu hỏi trên.

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

Điều 66. Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Theo quy định trên, thì có thể thấy rằng quy định của pháp luật không quy định rõ về vấn đề tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi trên cần phải phân tích những điều kiện để được công nhận là pháp nhân tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định, thì để được công nhận là pháp nhân, thì tổ chức phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp. Về điều kiện này, hộ kinh doanh hoàn toàn đáp ứng. Bởi vì, hộ kinh doanh được pháp luật quy định là một chủ thể hợp pháp, cá nhân/hộ gia đình được thành lập hộ kinh doanh cá thể để tiến hành kinh doanh, gia nhập thị trường.

Thứ hai, có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Hộ kinh doanh là một chủ thể gia nhập thị trường ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Cho nên, phạm vi kinh doanh hoạt động của hộ kinh doanh là rất nhỏ, đều được tổ chức tại một địa điểm. Cho nên, trên thực tế, cơ cấu tổ chức của hộ kinh doanh là không rõ ràng. Thêm vào đó, quy định của pháp luật cũng không bắt buộc hộ kinh doanh phải tổ chức theo một cơ cấu nhất định nào. Vì vậy, có thể về điều kiện này, hộ kinh doanh không đáp ứng.

Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác. Tài sản của hộ kinh doanh là do các thành viên đóng góp. Tuy nhiên, không có sự rạch ròi, rõ ràng giữa tài sản của hộ kinh doanh và các thành viên của nó. Bởi vì, việc tăng, giảm vốn kinh doanh có thể tiến hành một cách nhanh chóng, không được giám sát một cách chặt chẽ.

Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Về điều kiện này, hộ kinh doanh không đáp ứng. Bởi vì, khi các cá nhân/tổ chức khác tiến hành giao kết hợp đồng với hộ kinh doanh, thì điều đó có nghĩa là cá nhân/tổ chức đó đang giao kết trực tiếp với các thành viên trong hộ kinh doanh đó chứ chủ thể của giao dịch không phải là hộ kinh doanh.

Như vậy, có thể nói: hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng đầy đủ những điều kiện để được công nhận là pháp nhân quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Cá nhân/hộ gia đình cần tìm hiểu quy định để nắm rõ các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh trước khi tiến hành thủ tục thành lập.

https://tuvanltl.com/mau-thay-doi-dia-chi-ho-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *