Hộ kinh doanh có được mở chi nhánh ?

Hộ kinh doanh có được mở chi nhánh ?

Hiện nay, nhiều cá nhân/hộ gia đình đang tiến hành kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Đây là một hình thức kinh doanh đặc biệt trên thị trường. Đồng thời, những đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh sẽ gây khó khăn, bất lợi khi hộ kinh doanh muốn mở rộng thị trường thông qua việc thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

Điều 66. Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Như vậy, việc mở các đơn vị khác để tiến hành kinh doanh như chi nhánh, văn phòng đại diện đối với hộ kinh doanh là điều không thể. Nếu hộ kinh doanh thực hiện là hành vi trái pháp luật, có nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây là lý do hình thức hộ kinh doanh chỉ phù hợp đối với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Đối với trường hợp khi tiềm lực đã phát triển, hộ kinh doanh muốn mở rộng thị trường, nhằm tìm kiếm doanh thu và gia tăng lợi nhuận thì cá nhân/hộ gia đình cần tiến hành chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành các loại hình doanh nghiệp. Bởi vì khác với hình thức hộ kinh doanh, doanh nghiệp không bị hạn chế về phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường. Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên B có trụ sở tại Hà Nội. Trong quá trình kinh doanh, anh A có quyền thành lập các đơn vị trực thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng để tiến hành mở rộng thị trường với điều kiện công ty B tiến hành đầy đủ các thủ tục theo quy định.

Như đã nói ở trên, trong trường hợp hộ kinh doanh muốn thành lập chi nhánh, thì trước hết cần chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp để không còn bị hạn chế về phạm vi hoạt động, tự do kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP:

“6. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau:

“Điều 25a. Đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh

  1. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
  2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
  3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh”.

Hộ kinh doanh là chủ thể bị hạn chế về mở rộng địa điểm kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp, hộ kinh doanh muốn mở rộng thị trường bằng việc mở chi nhánh thì cần phải chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp để không bị hạn chế về phạm vi hoạt động, tự do kinh doanh.

https://tuvanltl.com/mau-thay-doi-dia-chi-ho-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *