HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

I. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (Quyền sở hữu trí tuệ) là gì?

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay rộng hơn là xâm phạm quyền SHTT (Sở hữu trí tuệ) là việc người thứ ba sử dụng các nhãn hiệu đang trong thời hạn bảo hộ và trong lãnh thổ bảo hộ mà không được phép của người nắm giữ quyền nhằm mục đích kinh doanh và không thuộc các trường hợp loại trừ, thì bị coi là xâm phạm quyền.

II. Nhãn hiệu bị kết luận là xâm phạm nhãn hiệu khi nào?

Các nhãn hiệu đó phải đang được bảo hộ và trong lãnh thổ bảo hộ. Tức là, các nhãn hiệu được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ và không bị chấm dứt hiệu lưc văn bằng trước thời hạn hay bị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Điều đó cũng có nghĩa là, bất cứ người nào sử dụng nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam sẽ không bị coi là xâm phạm quyền SHTT nếu các đối tượng không được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ, kể cả trước đó nó có được cấp văn bằng ở các nước khác, hoặc được cấp nhưng văn bằng bảo hộ, kể cả trước đó nó được cấp văn bằng ở các nước khác, hoặc được cấp nhưng văn bằng bảo hộ đã bị chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc bị hủy bỏ hiệu lực. Việc chấm dứt hiệu lực có thể do không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong 5 năm mà không có lý do chính đáng… Văn bằng bảo hộ cũng có thể bị hủy bỏ hiệu lực do người nộp đơn không có quyền nộp đơn mà thiếu trung thực trong quá trình làm thủ tục đăng ký, hoặc đối tượng không thỏa mãn tiêu chuẩn bao hộ tại thời điểm cấp văn bằng.

Đối với nhãn hiệu (thương hiệu) chúng ta phải đánh giá yếu tố xâm phạm ở cả hai khía cạnh, đó là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu và cả hàng hóa/ dịch vụ mang nhãn hiệu đó.

Trước hết, chúng ta phải xác định dấu hiệu vi phạm ở mức độ giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ ở các khía cạnh như về cấu tạo của nhãn hiệu, cách trình bày (cả về màu sắc), các phát âm phiên âm, chữ và ý nghĩa của chữ đó (nếu nhãn hiệu là chữ khác tiếng Việt). Có nghĩa là, chúng ta phải đánh giá trên tất cả các yếu tố đó nếu chỉ cần một yếu tố giống hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ thì hoàn toàn có thể kết luận dấu hiệu đó vi phạm.

Thứ hai, dấu hiệu giống hoặc tương tự đó phải gắn lên hàng hóa/ dịch vụ giống nhau hoặc tương tự về bản chất, hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Như vậy, một nhãn hiệu bị kết luận là xâm phạm nhãn hiệu của người khác có thể thuộc một trong hai hình thức sau đây:

  1. Hình thức thứ nhất là xâm phạm dưới hình thức giống hệt tức là dấu hiệu hoàn toàn trùng nhau gắn lên hàng hóa, dịch vụ giống nhau (giống nhau y chang).
  2. Hình thức thứ hai là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ, nếu dấu hiệu tương tự nhau gắn lên hàng hóa/ dịch vụ giống nhau hoặc dấu hiệu giống hệt nhau nhưng gắn lên hàng hóa/ dịch vụ có liên quan đến nhau. Thâm chí còn tinh vi hơn khi mà dấu hiệu tương tự nhau cùng gắn lên hàng hóa/ dịch vụ có liên quan đến nhau.

https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-so-huu-tri-tue/hang-hoa-gia-mao-hay-hang-hoa-xam-pham-quyen-nhan-hieu.aspx

Trong thực tế, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chủ yếu dưới hình thức tương tự gây nhầm lẫn, vì vậy không dễ gì xác định được ngay đó là hành vi xâm phạm để tiến hành xử lý hoặc khởi kiện.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline
0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

2 Replies to “HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *