THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Việc đăng ký nhãn hiệu giúp cho doanh nghiệp được sử dụng độc quyền nhãn đã được bảo hộ, đồng thời chống lại mọi hành vi xâm quyền đối với nhãn hiệu mà bạn đang được bảo hộ. Nếu bạn chờ đến khi doanh nghiệp mình có uy tín thông qua hàng hoá, dịch vụ có chất lượng rồi mới đăng ký nhãn hiệu; Thì khi ấy rất có thể các doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh) đã thực hiện đăng ký trước chính nhãn hiệu của bạn. Nếu đúng như vậy, thì bạn phải dừng việc sử dụng nhãn hiệu đó hoặc tiến hành các thủ tục (không phải dễ dàng) để đòi lại nhãn hiệu. Ngoài ra chưa tính đến việc khi bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thì bất cứ ai cũng có thể sử dụng nhãn hiệu của bạn mà không thể coi là vi phạm.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3n_hi%E1%BB%87u

Tư vấn LTL xin được cung cấp các thông tin về thủ tục  đăng ký Nhãn hiệu (NH) như sau:

1. Trình tự thực hiện đăng ký nhãn hiệu:

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Thì hồ sơ sẽ được kiểm tra và thực hiện theo các trình tự sau đây:

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu , từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu :

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu .

– Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký  đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

thủ tục đăng ký nhãn hiệu
thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

 + Tờ khai (02 tờ theo mẫu LTL) đăng ký nhãn hiệu ;

+ Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

+ Các tài liệu liên quan (nếu cần);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

b.Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

3. Thời hạn giải quyết đăng ký nhãn hiệu:

– Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định pháp luật thì chi phí đăng ký phải kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10 rõ ràng để khi tính phí Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm mỗi nhóm.

Vì vậy, Doanh nghiệp nên cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu và tính được chi phí thực hiện công việc.

Thời gian hiệu lực của GCN đăng ký Nhãn hiệu là 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn và không giới hạn số lần gia hạn).

https://tuvanltl.com/thu-tuc-gia-han-hieu-luc-van-bang-bao-ho-nhan-hieu/

Liên hệ ngay với Hotline 0902.990.954 để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com