Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Với người lao động trong nước, việc ứng tuyển và làm việc khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu người lao động có quốc tịch nước ngoài thì quy trình này hoàn toàn khác. Khác nhau thế nào? Bộ luật lao động và Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết về điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.
Để được làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải được cấp giấy phép lao động. Nếu rơi vào trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động, người nước ngoài thực hiện thủ tục miễn giấy phép lao động.
Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
- b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
- c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
- Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
- b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Các giấy tờ khác liên quan đến NLĐ nước ngoài trong một số trường hợp nhất định
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com