Đặc điểm của luật bản quyền

Đặc điểm của luật bản quyền

Sở hữu trí tuệ là một trong những cơ chế bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực sáng tạo. Đối với Việt Nam, luật sở hữu trí tuệ vẫn là một lĩnh vực pháp lý còn non trẻ, những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 và các văn bản hướng dẫn chi tiết. Vậy đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ là gì?

1.Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. (Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009).

Cũng giống như các ngành luật khác, luật sở hữu trí tuệ ra đời với nhiệm vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đó là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và được luật này điều chỉnh. Cụ thể là việc công nhận và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức; đưa ra cơ chế bảo hộ cần thiết; mặc khác, ngăn cản các hành vi xâm phạm, đồng thời xử lý các hành vi này nếu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ

+ Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

+ Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ: cá nhân sáng tạo hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu quyền này thông qua nhiều cách thức khác.

+ Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mang tính chọn lọc: Nghĩa là, pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định những điều kiện cần thiết để một đối tượng có được bảo hộ hay không. Ngoài ra, pháp luật cũng đưa ra những ngoại lệ mà khi thuộc những trường hợp này, dù thỏa mãn các điều kiện những đối tượng vẫn không được bảo hộ.

+ Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn: Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra, có thể bảo hộ ở lãnh thổ nước khác thông qua các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Về mặt thời gian, tùy theo từng đối tượng mà thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể là vô thời hạn hoặc có thời hạn. Thời hạn bảo hộ bắt đầu từ ngày phát sinh quyền cho đến hết thời gian luật định hoặc khi không còn đủ điều kiện được bảo hộ.

+ Một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau: Đây được xem là cơ chế đồng bảo hộ. Tùy theo chủ sở hữu đối tượng cân nhắc các điều kiện bảo hộ cũng như ưu, nhược điểm của từng loại quyền mà chọn ra cơ chế bảo hộ quyền thích hợp.

Ý nghĩa của việc công bố tác phẩm

Trên đây là một số thông tin về Đặc điểm của luật bản quyền nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

One Reply to “Đặc điểm của luật bản quyền”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *