Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ quy định gì?
Một trong những vấn đề pháp lý được quan tâm trong pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đó là thời hạn quyền tác giả. Thời hạn quyền tác giả quyết định hành vi của một chủ thể khác có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không; thời hạn cho biết chủ sở hữu quyền tác giả có còn nắm giữ quyền này trên thực tế hay không và vô số vấn đề khác. Vậy thời hạn này được quy định như thế nào?
Luật sở hữu trí tuệ quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả tại Điều 27:
“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.
1. Quyền nhân thân
Như đã biết, quyền nhân thân là quyền liên quan đến danh dự, uy tín, tên tuổi của tác giả, là quyền mang đặc trưng và gắn liền với mỗi cá nhân và không được phép chuyển giao. Tương tự như vậy, những quyền như: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm…là không được chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm. Sở dĩ như vậy, bởi đối với những trường hợp tác giả chết mà tác phẩm chưa được công bố, thông qua việc tác giả ủy quyền, người thừa kế, người được ủy quyền có thể thực hiện quyền này để công bố tác phẩm, tác phẩm mới đến được với công chúng theo tâm nguyện của tác giả.
2. Quyền tài sản
Theo đó, thời hạn bảo hộ quyền tài sản được quy định tùy theo từng loại hình tác phẩm. Riêng tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Các tác phẩm khác nếu không thuộc nhóm trên thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
One Reply to “Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ quy định gì?”