Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc

Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc

Câu hỏi:

Xin chào, tôi tên là Nguyễn Hoàng X. Hiện nay, tôi có hơn 30 ca khúc do mình tự sáng tác. Xin hỏi tôi muốn đăng ký bảo hộ phải thực hiện những gì? Thủ tục và chi phí như thế nào?

Chuyên viên Tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện bạn đang có một số ca khúc do chính mình sáng tác. Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định cơ chế bảo hộ tự động đối với quyền tác giả, do đó khi bạn định hình những ca khúc trên dưới một hình thức nhất định thì quyền bảo hộ đã phát sinh, tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm âm nhạc này. Việc đăng ký này giúp các chủ thể không cần chứng minh sự sở hữu của mình khi có tranh chấp xảy ra. Và việc chứng minh sự sở hữu này cũng không dễ dàng vì vậy chủ thể nên thực hiện việc đăng ký để tự bảo vệ quyền của mình.

Hồ sơ đăng ký: (Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).

“Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung”.

Đăng ký quyền tác giả tại: Điều 37 NĐ 100/2006/NĐ-CP:

“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở”.

Căn cứ Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, theo đó đối với tác phẩm âm nhạc, mức thu trên một giấy chứng nhận: 100.000 đồng.

Đăng ký bản quyền kịch bản phim

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

2 Replies to “Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *