Cách thức mở trung tâm dạy thêm

Cách thức mở trung tâm dạy thêm

Hiện nay, nhu cầu mở trung tâm dạy thêm nhằm cung ứng dịch vụ dạy thêm, học thêm đang gia tăng. Để thành lập được trung tâm dạy thêm thì bạn cần tiến hành quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn cách thức mở trung tâm dạy thêm.

Để mở trung tâm dạy thêm, bạn cần tiến hành một quy trình bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn thành lập doanh nghiệp hay hoạt động với tư cách cá nhân

Theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm thì văn bản này có đối tượng áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm và các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc có liên quan đến hoạt động dạy thêm, học thêm.

Do vậy, tùy quy mô, khả năng tài chính và đính hướng phát triển lâu dài mà bạn có thể chọn lựa chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc tổ chức, đều được.

Nếu chọn cá nhân, bạn phải thỏa mãn điều kiện tại Điều 9 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:

Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

1. Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.

2. Có đủ sức khỏe.

3. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

Nếu chọn tổ chức, hiện nay theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp để bạn lựa chọn khi có nhu cầu đăng ký thành lập như sau:

  1. Doanh nghiệp tư nhân
  2. Công ty cổ phần
  3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  4. Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên
  5. Công ty hợp danh

Thủ tục đăng ký thành lập từng loại hình doanh nghiệp trên được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với doanh nghiệp tư nhân, Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với các loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Bạn cần tham khảo nhằm chuẩn bị hồ sơ sao cho đầy đủ nhất.

Bước 2: Tiến hành thủ tục đề nghị cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Sau khi thỏa mãn điều kiện của Bước 1, Bạn cần chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.

Đối với trường hợp hoạt động dạy thêm được tiến hành ngoài nhà trường, bạn thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT:

Điều 12. Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm

  1. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

a) Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này;

b) Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

c) Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này;

d) Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

đ) Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

e) Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.”

Như vậy, để thành lập trung tâm dạy thêm, bạn cần tiến hành một quy trình bao gồm 2 bước: Đăng ký thành lập doanh nghiệp và đề nghị cấp Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Bạn cần tham khảo quy định nhằm tiến hành thủ tục đúng theo quy định để tiết kiệm thời gian và công sức cho mình.

Khi đã được chấp thuận và cấp giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền, bạn cần chú ý các phải thực hiện các nguyên tắc dạy thêm học thêm như sau trong suốt quá trình hoạt động:

Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm

1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

https://tuvanltl.com/thoi-han-cua-giay-phep-lao-dong/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailtuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *