Cá nhân có tư cách pháp nhân hay không?

Cá nhân có tư cách pháp nhân hay không?

Cá nhân, pháp nhân là hai chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của ngành luật dân sự cũng như nhiều ngành luật khác. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Việc nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ trên sẽ dẫn đến nhiều sai sót không đáng có trong quá trình công tác pháp lý. Để trả lời cho câu hỏi trên, cần phải phân biệt rõ ràng khái niệm cá nhân và pháp nhân.

Trước hết, cần phải hiểu cá nhân được hiểu là một thực thể sống, là một con người được sinh ra và gắn liền với một số thông tin về nhân thân như tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, đặc điểm nhận dạng. Các thông tin về nhân thân này sẽ được xác định qua nhiều loại giấy tờ khác nhau: giấy khai sinh, CMND,..Vì vậy, có thể hiểu rằng, cá nhân chính là một con người mang một thông tin nhân thân nhất định. Thêm vào đó, cá nhân mang tính hữu hình, chứ không phải như tổ chức mang tính vô hình, trừu tượng.

Pháp nhân là một tổ chức có những đặc điểm như sau: được thành lập hợp pháp, có có cấu tổ chức, điều hành rõ ràng, có tài sản độc lập với các cá nhân/tổ chức khác và có thể nhân danh mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật. Như vậy, khi nhắc đến pháp nhân là nhắc đến một tổ chức có những đặc điểm vừa nêu trên chứ hoàn toàn không bao gồm cá nhân. Vì vậy, cá nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Bởi vì, thuật ngữ pháp nhân chỉ được xét đến khi chủ thể được xét là tổ chức, còn cá nhân chỉ là một con người hữu hình không phải là tổ chức cho nên không thể có tư cách pháp nhân.

Đồng thời, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ có hai loại pháp nhân: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Cụ thể, tại Điều 75 và Điều 76 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 75. Pháp nhân thương mại

  1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
  2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

  1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
  2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
  3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, có thể thấy rằng, trong cả hai hình thức của pháp nhân (thương mại và phi thương mại) đều không bao gồm cá nhân. Đây là một căn cứ để khẳng định rằng: cá nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân.

Cửa hàng có tư cách pháp nhân hay không?

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *