Thủ tục tạm dừng công ty

Thủ tục tạm dừng công ty

Câu hỏi: Tôi là trưởng phòng nhân sự của một công ty may mặc ở Tp. Hồ Chí Minh. Do tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng, công ty vô cùng khó khăn. Theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, công ty chúng tôi đang phân vân giữa việc thực hiện thủ tục tạm dừng công ty hoặc không tạm dừng mà dự định cho một số người lao động tạm nghỉ để chờ cho tình hình ổn định trở lại. Đồng thời, cũng sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với một số người khác. Do vậy, tôi không biết công ty tôi có quyền cho nhân viên tạm nghỉ và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không? Tôi chân thành cảm ơn LTL.

(Chị Mai Thu H., Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh)

Trả lời: LTL chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm gửi câu hỏi về cho Bộ phận tư vấn của LTL.

Về vấn đề thực hiện thủ tục tạm dừng công ty, bạn có thể tìm đọc các bài viết hữu ích khác của LTL. Liên quan đến hợp đồng lao động với người lao động của Quý khách hàng. LTL xin được trả lời như sau:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

…………………………..

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 38 Luật Lao động 2012 thì “Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác” là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Ngoài ra, lý do bất khả kháng khác được chi tiết tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bao gồm cả dịch bệnh.

Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

…………………………

2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do địch họa,dịch bệnh;

b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trong trường hợp Người sử dụng lao động cho người lao động tạm nghỉ thì phải trả lương cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật lao động 2012:

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

………………………………………..

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

https://tuvanltl.com/thong-bao-tam-ngung-hoat-dong/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *