Quy định về trả thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú là gì? Trả thẻ tạm trú là gì? Tại sao phải trả thẻ tạm trú? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này. Bài viết này sẽ đi giải đáp thắc mắc cũng như cung cấp những quy định của pháp luật đối với những vấn đề trên.
Thẻ tạm trú là gì?
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Trả thẻ tạm trú là gì?
Trả thẻ tạm trú là việc người lao động nước ngoài trả lại thẻ tạm trú cho cơ quan xuất nhập cảnh bởi vì một số lý do nào đó như: Thẻ tạm trú hết hạn, vi phạm quy định của pháp luật… Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trả thẻ tạm trú chính là hoạt động thu hồi thẻ tam trú của cơ quan xuất nhập cảnh và người sử dụng lao động.
Tại sao phải trả thẻ tạm trú?
Người nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc dưới sự bảo lãnh của các tổ chức, cá nhân. Do đó, khi đã chấm dứt các hoạt động đối với tổ chức, cá nhân bảo lãnh thì thẻ tạm trú không có giá trị do đó phải trả lại thẻ tạm trú. Đồng thời, việc người nước ngoài chủ động trả lại thẻ tạm trú sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý người nước ngoài của cơ quan xuất nhập cảnh cũng như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quy định của pháp luật về trả lại thẻ tạm trú.
Khi người nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật về việc sử dụng thẻ tạm trú và thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau: “Người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3,4,5 và 6 Điều 5; khoản 3 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 44 của Luật này thì bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam”
Về thẩm quyền và trình tự trả lại thẻ tạm trú như sau: khi chấm dứt hợp đồng lao động, người nước ngoài nên tự ý trả lại thẻ tạm trú cho tổ chức, cá nhân bảo lãnh để giao nộp lại cho cơ quan có thẩm quyển để làm các thủ tục xuất cảnh. Trong trường hợp không tự nguyện nộp lại, tổ chức, cá nhân bảo lãnh phối hợp cơ quan có thẩm quyền xuất nhập cảnh ra quyết định thu hồi. Cụ thể quy định tại điểm e khoản 2 Điều 45 như sau: “thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh”.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com