Ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh

Việc đăng ký kinh doanh tưởng chừng như là bắt buộc đối với các chủ thể tiến hành kinh doanh trong thị trường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp luật định, thì cá nhân tiến hành kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vì, hoạt động kinh doanh của các chủ thể trên tỏ ra nhỏ lẽ cho nên việc kiểm soát chặt chẽ là không cần thiết, gây khó khăn cho người dân.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

“Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

  1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến làhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Đối với những trường hợp kinh doanh như buôn quà vặt, buôn bán hàng rong,.. Thì cá nhân tiến hành các hoạt động này không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định như vậy là rất hợp lý, vì đối với các hoạt động như bán hàng rong thì việc đăng ký kinh doanh là không thể quản lý và cũng là không cần thiết.

Đối với trường hợp cá nhân/hộ gia đình không thuộc những trường hợp trên mà muốn tiến hành kinh doanh thì cần phải tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vì, nếu không đăng ký sẽ có nguy cơ bị xử phạt theo  quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;

b) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;

d) Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh;

đ) Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập;

e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định

Như vậy, có một số ngành nghề vì tính chất đặc thù nhỏ lẻ, manh mún cho nên không cần thiết phải đăng ký kinh doanh. Quy định này là hợp lý về mặt logic cũng như bớt tạo phiền hà cho người dân. Cá nhân cần tiến hành tìm hiểu để xem mình thuộc trường hợp nào, để tiến hành các thủ tục sao cho phù hợp.

https://tuvanltl.com/kinh-doanh-khong-dung-nganh-nghe-2016/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *