Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp

Lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có nhiều hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn thắc mắc, băn khoăn về những lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp. Bài viết này nhằm giải đáp những thắc mắc, băn khoăn đó.

Những lợi ích khi hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, được miễn, giảm nhiều loại lệ phí theo quy định của pháp luật:

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 quy định nhiều chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Cụ thể, hộ kinh doanh được:

a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Thứ hai, có tư cách pháp nhân, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Thông tư 39/2016/TT-NHNN:

3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:

a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.”

Như vậy, theo quy định trên thì hộ kinh doanh không phải là đối tương thuộc diện vay vốn tại tổ chức tín dụng, vì không có tư cách pháp nhân cho nên việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng là khó khăn hơn so với doanh nghiệp

Thứ ba, được sử dụng nhiều lao động hơn

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

‘3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

Như vậy, hộ kinh doanh cá thế không được phép sử dụng trên 10 lao động, điều này sẽ gây khó khăn cho hộ kinh doanh, cá thế trong trường hợp muốn tiến hành kinh doanh.

Thứ tư, dễ dàng hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động

Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký tại một địa điểm nhất định. Như vậy, có thể thấy rằng quy mô của hộ kinh doanh là khá nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, quy định này sẽ gây cản trở trong trường hợp hộ kinh doanh muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trên đây là những lợi ích pháp lý khi hộ kinh doanh tiến hành chuyển đổi lên doanh nghiệp. Hộ gia đình/cá nhân có thể tham khảo để phục vụ quá trình chuyển đổi lên doanh nghiệp của mình.

https://tuvanltl.com/kinh-doanh-khong-dung-nganh-nghe-2016/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *