Luật phá sản là gì?

Luật phá sản là gì?

Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

1. Lịch sử hình thành Luật phá sản

Mốc đánh dấu quan trọng cho sự hình thành pháp luật phá sản ở Việt Nam là sự ra đời của Luật số 30-l/CTN ngày 30/12/1993 của quốc hội về phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993; Luật của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 21/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về phá sản và mới đây là Luật phá sản năm 2014. Trên cơ sở kế thừa nền tảng của Luật cũ, Luật phá sản 2014 có nhiều nội dung mới so với Luật phá sản 2004.

Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Những điểm mới của Luật phá sản 2014

Luật Phá sản 2014 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, nổi bật như:

  • Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động (NLĐ) bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được.
  • Trước đây NLĐ muốn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông qua đại diện thì theo luật mới bản thân NLĐ được quyền trực tiếp nộp đơn yêu cầu.
  • Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã và cả doanh nghiệp.
  • Thay đổi chế định “Tổ quản lý, thanh lý tài sản” thành “Quản tài viên”.
  • Người yêu cầu có thể nộp đến Tòa qua đường bưu điện,  ngày nộp đơn tính từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
  • Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
  • Người nộp đơn phải nộp lệ phí phá sản cho thi hành án Dân sự và tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án Nhân dân mở tại ngân hàng.
  • Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày Tòa án Nhân dân thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.

3. Phạm vi áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản

Điều 3 Luật phá sản 2014 quy định:

1. Luật phá sản được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Giống như pháp luật phá sản ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật phá sản ở nước ta hiện nay điều chỉnh hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và thủ tục phá sản. Pháp luật phá sản doanh nghiệp hiện hành bao gồm tất cả các quy định của pháp luật đang còn hiệu lực điều chỉnh việc phá sản, giải quyết phá sản doanh nghiệp. Bản chất của pháp luật phá sản hiện đại là pháp luật về thủ tục đòi nợ tập thể (liên quan đến nhiều người) và cứu vớt doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ.

https://tuvanltl.com/dich-vu-thanh-lap-trung-tam-tu-van-du-hoc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *