Lỗi không dán tem hợp đồng

Lỗi không dán tem hợp đồng

Lỗi không dán tem hợp đồng là cách gọi nôm na để chỉ lỗi không gắn phù hiệu xe hợp đồng. Xuất phát từ thực tế, khi đưa xe ô tô vào kinh doanh vận tải theo hợp đồng, thì tổ chức/cá nhân phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp và niêm yết phù hiệu xe hợp đồng. Trong trường hợp, không tiến hành gắn phù hiệu xe hợp đồng, tổ chức/cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi này.

Cụ thể tại  khoản 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;
  • b) Điều khiển xe quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;
  • c) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Như vậy đối với trường hợp cá nhân/tổ chức, vì phạm lỗi không gắn phù hiệu xe hợp đồng hay còn goi là tem hợp đồng thì sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.

Việc tiến hành đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phù hiệu và gắn phù hiệu xe hợp đồng là rất cần thiết để tránh trường hợp bị xử phạt theo quy định vừa nêu trên.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 55, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

“2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này.”

Theo quy định trên, thì việc cấp phù hiệu xe hợp đồng sẽ được tiến hành theo quy định tại Khoản 5, Điều 55, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 11 Điều 1 Thông tư 60/2015/TT-BGTVT. Hồ sơ bao gồm :

  • a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;
  • b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.
  • c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.”

Như vậy, lỗi không dán tem hợp đồng hay còn gọi là lỗi không gắn phù hiệu xe hợp đồng với mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng cho cá nhân/tổ chức vi phạm là tư 3.000.000 đồng-5.000.000 đồng. Cá nhân/tổ chức nên tiến hành gắn phù hiệu dành cho xe hợp đồng để tránh bị xử phạt theo quy định trên.

https://tuvanltl.com/dich-vu-lam-giay-phep-kinh-doanh-ho-ca-the-2019/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *