Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Lào

Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Lào

Căn cứ theo Điều 8, Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT như sau:

Điều 8. Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào

Đối tượng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào (Giấy phép) là các doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam đáp ứng yêu cầu sau:

  1. Đã hoạt động vận tải trong nước từ 03 năm trở lên; không bị tuyên bố phá sản hoặc không ở trong tình trạng tuyên bố phá sản.
  2. Có số lượng phương tiện phù hợp với phương án kinh doanh theo quy định.

Điều 9. Quy định về cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào

  • Cơ quan cấp Giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép:
  • a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép.
  • b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
  • c) Phương án kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào.
  • Quy định về xử lý hồ sơ:
  • a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo trực tiếp (trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp) hoặc bằng văn bản các nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
  • b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở của cơ quan cấp giấy phép, qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào là 05 năm nhưng không quá thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Mẫu Giấy phép quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
  • Khi Giấy phép hết thời hạn, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo quy định tại khoản 2 của Điều này. Trường hợp Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này. Giấy phép hết hạn hoặc hư hỏng nộp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *