Giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ
Mặc dù thương nhân bán lẻ rượu thuờng có quy mô hoạt động khá nhỏ như các nhà hàng, quán pub, quán bar nhưng do sản phẩm rượu là một sản phẩm tiềm ẩn nguy hại cho cơ thể người sử dụng nếu sử dụng không đúng cách nên tất các các hoạt động kinh doanh rượu dù quy mô lớn hay nhỏ đều thuộc diện kinh doanh có điều kiện.
Thương nhận chỉ được phép hoạt động một khi đã đáp ứng các điều kiện theo pháp luật và có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Thủ tục này không khó nếu thương nhân có sự tìm hiểu và chuẩn bị từ trước.
Hiên nay, các hoạt động kinh doanh rượu được thống nhất quản lý bởi Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Tại đây, hàng loạt các điều kiện với doanh nghiệp kinh doanh rượu đã được đưa ra:
Điều 5. Chất lượng và an toàn thực phẩm
1. Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
3. Thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.
Điều 6. Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu
1. Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại.
2. Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.
Điều 7. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu
1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,
3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.
4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
Giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ được cấp cho thương nhân khi có các hoạt động sau:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.
Nếu bạn có hoạt động như trên thì cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu nếu không bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
https://tuvanltl.com/don-de-nghi-cap-giay-phep-ban-le-ruou/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com