Dự án thành lập công ty tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện về giấy phép hoạt động (giấy phép con) và thủ tục thành lập khá đơn giản. Bạn cần quan tâm những vấn đề gì khi muốn thực hiện dự án thành lập công ty tổ chức sự kiện có vốn đầu tư hoàn toàn 100% vốn góp của cá nhân, tổ chức Việt Nam? Mời bạn tham khảo bài viết sau:
Ngành nghề kinh doanh
Bạn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp. Bạn có thể đăng ký rộng, bao trùm, gồm các mã ngành dự kiến hoạt động nhưng nhất thiết phải các các mã ngành liên quan đến hoạt động tổ chức sự kiện. Một số gợi ý bạn có thể chọn lựa như sau:
- 8230 – Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại. Nhóm này gồm: Việc tổ chức, xúc tiến và/hoặc quản lý các sự kiện, như kinh doanh hoặc triển lãm, giới thiệu, hội nghị, có hoặc không có quản lý và cung cấp nhân viên đảm nhận những vấn đề tổ chức.
- 9000 – Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí. Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hóa và giải trí cho khách hàng, bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp.
- Một số mã ngành khác có liên quan, mang tính phụ trợ: như vận tải – vận chuyển, quảng cáo, nhiếp ảnh, làm phim, thực hiện các kỹ sảo, thăm dò thị trường….
- Các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp có dự kiến kinh doanh, đầu tư trong tương lai mà không muốn thực hiện chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhiều lần.
Đối tượng tham gia kinh doanh
Để biết mình có thuộc đối tượng được thành lập, quản lý doanh nghiệp không, bạn cần đối chiếu theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Một số trường hợp không được thành lập, quản lý doanh nghiệp phổ biến:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Tên công ty
Trong quá trình hoạt động, tên công ty nhằm phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Tên công ty phải đảm bảo không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Về vấn đề tên công ty, bạn cần tham khảo từ Điều 39 đến Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014 để có thể đặt tên Công ty phù hợp theo quy định. Hoặc, bạn có thể liên hệ LTL để được tra cứu, tư vấn về tên bạn muốn đặt cho công ty của mình.
Trụ sở kinh doanh
Trong quá trình và sau khi thành lập doanh nghiệp, phải có văn bản chứng minh được địa điểm đặt trụ sở thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý căn hộ, chung cư có chức năng để ở không được phép kinh doanh do đó không được phép đặt trụ sở chính công ty.
Điều 43. Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Vốn điều lệ
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, bạn phải khai một mức vốn điều lệ nhất định. Với ngành tổ chức sự kiện thì quy định không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu. Do vậy, các thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu thỏa thuận để quyết định mức vốn phù hợp với quy mô hoạt động của mình. Doanh nghiệp cần cân nhắc về việc khai mức vốn điều lệ quá cao so với khả năng góp của mình vì lợi trước mắt là gây được sự tin tưởng cho đối tác và ngân hàng. Nhưng nếu hoạt động kinh doanh không thuận lợi dẫn đến giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều không đủ khả năng chi trả. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng ký.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com