Đăng ký kinh doanh xe ô tô hộ kinh doanh
Để đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bằng theo hình thức hộ kinh doanh. Quý khách hàng phải tiến hành, một số bước nhất định, bởi vì ngành nghề kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, khách hàng còn phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải (xin giấy phép con). Vì vậy, để đăng ký kinh doanh vận tải theo hình thức hộ kinh doanh,quý khách hàng cần trải qua một quy trình như sau:
Bước 1: đăng ký hộ kinh doanh
Để thành lập hộ kinh doanh, anh/chị phải tiến hành thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
Theo quy định tại khoản 1, điều 78, Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”
Cơ quan tiên hành tiếp nhận hồ sơ của anh/chị là Phòng tài chính –kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân cấp huyện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 13, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Như vậy, có thể nói tóm gọn laị, hồ sơ để tiến hành đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHDT);
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
Bước 2: đăng ký kinh doanh vận tải
Sau khi đã thành lập hộ kinh doanh, quý khách hàng cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải để được cấp giấy phép trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện như ngành kinh doanh vận tải. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định 86/2014/NĐ-CP:
“1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).”
Quý khách hàng cần nộp một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ như trên đến Sở giao thông và vận tải để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Bước 3: lắp thiết bị giám sát hành trình và xin cấp phù hiệu
Sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, quý khách hàng tiến hành lắp thiết bị giám sát hành trình sau đó thực hiện thủ tục đăng kiểm lại. Sau khi đăng kiểm lại. Anh/chị có thể tiến hành thủ tục xin cấp phù hiệu. Theo quy định tại Khoản 5, Điều 55, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 11, Điều 1, Thông tư 60/2015/TT-BGTVT. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu bao gồm:
“a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này
b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.”
c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.”
Như vây, trong trường hợp, anh/chị muốn thành lập đăng ký kinh doanh xe ô tô theo hình thức hộ kinh doanh thì anh/chị phải tiến hành một quy trình như 3 bước trên đã nếu. Bởi vì, như đã đề cập, kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên ngoài việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Anh/chị còn phải xin thêm giấy phép con (giấy đăng ký kinh doanh vận tải), đồng thời lắp phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình cho phù hợp với yêu cầu đặc thù của ngành nghề.
https://tuvanltl.com/giay-phep-ban-le-bia/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com