Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Mua bán doanh nghiệp tư nhân về bản chất là chuyển tất cả vốn và tư cách sở hữu doanh nghiệp sang cho một cá nhân khác. Giao dịch mua bán doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua một hợp đồng theo các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014).

1. Các hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, do bản chất là loại hình công ty không có tư cách pháp nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu nên việc bán doanh nghiệp tư nhân được hiểu là bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân đó.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, khai niệm hợp đồng được định nghĩa tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy, có thể hiểu cơ bản rằng: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

2. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân có thể thỏa thuận về những nội dung cụ thể sau đây trong hợp đồng:

  • Thứ nhất: đối tượng của hợp đồng mua bán;
  • Thứ hai: giá trị hợp đồng (hay giá chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp tư nhân);
  • Thứ ba, địa điểm, phương thức, kỳ hạn thanh toán;
  • Thứ tư, quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Thứ năm, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Thứ sáu, các điều khoản về bồi thường thiệt hại, lãi chậm trả, phạt vi phạm;
  • Thứ bảy, phương thức, cơ quan giải quyết tranh chấp.

3. Về hệ quả sau khi bán doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014, sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, sẽ xảy ra các hệ quả pháp lý sau đây:

Thứ nhất, sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Thứ hai, người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

Thứ ba, người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần cá nhân

Trên đây là một số quy định liên quan đến Đặc điểm hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailtuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *