Công ước Rotterdam 2009

Công ước Rotterdam 2009

Công ước Rotterdam 2009 là công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế toàn bộ hành trình hoặc một phần bằng đường biển. Công ước này điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, trách nhiệm của người vận chuyển trong quá trình thực hiện hợp đồng…Đặc biệt, Công ước này có những điểm mới so với những công ước trước đó. Điển hình là những quy định về trách nhiệm của người vận chuyển. Theo đó, tại công ước này trách nhiệm của người vận chuyển được quy định như sau:

Thời hạn áp dụng trách nhiệm của người chuyên chở

Theo quy định tại Công ước này, trách nhiệm của người chuyên chở được tính từ thời điểm khi hàng được thu gom tại điểm nhận hàng cho đến khi hàng được giao hoặc đặt dưới quyền định đoạt của người nhận tại điểm đích.

Cơ sở trách nhiệm

Điều 17 của Công ước này quy định người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về những mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa, cũng như chậm giao hàng, nếu người khiếu nại chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong phạm vi thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển.

Những trường hợp miễn trách

Theo quy định tại Điều 17 Công ước Rotterdam, người vận chuyển được miễn trách toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm nếu họ chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng của hàng hóa hoặc chậm trễ là do một trong những sự cố hoặc tình huống sau đây gây ra:

– Thiên tai;

– Tai họa của biển, tai nạn đường biển hoặc nước biển;

– Chiến tranh, thù địch, xung đột vũ trang, cướp biển, khủng bố, bạo động và nổi loạn của dân chúng;

– Hạn chế vì kiểm dịch, sự can thiệp hoặc ngăn cấm của Chính phủ, nhà cầm quyền, kẻ thống trị hoặc nhân dân kể cả bị kiềm chế, bắt giữ hoặc tịch thu mà nguyên nhân không phải từ người vận chuyển hoặc người làm công của người vận chuyển;

– Đình công, cấm xưởng, ngưng trệ hoặc hạn chế lao động;

– Cháy trên tàu;

– Ẩn tì không phát hiện được dù đã mẫn cán hợp lý;

– Hành vi hoặc thiếu sót của người gửi hàng, người gửi hàng theo chứng từ, bên kiểm soát hoặc bất cứ bên nào khác mà người gửi hàng và người gửi hàng theo chứng từ phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ;

– Xếp hàng, di chuyển, sắp xếp hoặc dỡ hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa người vận chuyển và người gửi hàng, trừ trường hợp người vận chuyển hoặc bên thực hiện tiến hành các hoạt động này thay mặt cho người gửi hàng, người gửi hàng theo chứng từ hoặc người nhận hàng;

– Hao hụt tự nhiên về khối lượng hoặc trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hoặc hư hỏng khác do nội tì, chất lượng hoặc do bản chất hàng hóa;

– Bao bì hoặc ký mã hiệu không đầy đủ hoặc khiếm khuyết mà không do người vận chuyển hoặc đại lý của họ thực hiện;

– Cứu hộ hoặc cố gắng cứu hộ ngoài biển;

– Các biện pháp hợp lý để cứu hoặc cố gắng cứu tài sản ở biển;

– Các biện pháp hợp lý để tránh hoặc cố gắng tránh thiệt hại cho môi trường, hoặc

– Hành vi của người vận chuyển khi sử dụng các biện pháp để xử lý hàng hóa nguy hiểm hoặc hy sinh hàng hóa vì an toàn chung.

Ngoài ra, Công ước còn quy định về giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.

https://tuvanltl.com/dich-vu-lam-giay-phep-tu-van-du-hoc/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *