Cơ cấu tổ chức trường mầm non tư thục

Cơ cấu tổ chức trường mầm non tư thục

Khi tiến hành hoạt động, trường mầm non tư thục phải tổ chức theo quy định của pháp luật. Điều này giúp hình thành nên cơ chế giám sát và kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của nhà trường.

Cơ cấu tổ chức của trường mầm non tư thục được thực hiện theo quy định tại Điều  6 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT:

Điều 6. Cơ cấu tổ chức nhà trường, nhà trẻ tư thục

Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:

  1. Hội đồng quản trị (nếu có);
  2. Ban kiểm soát;
  3. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
  4. Tổ chuyên môn;
  5. Tổ văn phòng;
  6. Tổ chức đoàn thể;
  7. Các nhóm, lớp.”

Đồng thời, tại Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT cũng có quy định cụ thể về quyền hạn của các cơ quan trong nội bộ trường mầm non. Cụ thể, như sau:

Quyền hạn của hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:

“2. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng thành viên góp vốn và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hội đồng quản trị không phải là cơ quan bắt buộc phải có theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT:

Điều 11. Nhà trường, nhà trẻ tư thục không có Hội đồng quản trị

  1. Nhà trường, nhà trẻ tư thục do 1 thành viên góp vốn (sau đây gọi chung là Nhà đầu tư) đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động của trường thì không có Hội đồng quản trị.”

Quyền hạn của Ban kiểm soát được quy định tại Khoản 4 Điều 12 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT:

“4. Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, của Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và các đơn vị, tổ chức trong nhà trường, nhà trẻ;

b) Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà trường, nhà trẻ và thực hiện chế độ tài chính công khai;

c) Định kỳ thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của Ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua Đại hội đồng thành viên góp vốn;

d) Báo cáo Đại hội đồng thành viên góp vốn về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn;

đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.”

Bạn cần tham khảo quy định tại Thông tư trên để bố trí, sắp xếp sao cho phù hợp với quy định, hạn chế rủi ro do chồng chéo trong trong hoạt động của mình.

https://tuvanltl.com/nguoi-nuoc-ngoai-o-viet-nam-co-cac-quyen-gi/

 Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *