Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm

Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm

Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những quyền quan trọng bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực sáng tạo nói chung và quyền liên quan đến quyền tác giả nói riêng. Ngoài những chủ thể khác của quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể trong quyền liên quan đến quyền tác giả có một vai trò trung gian trong việc truyền đạt tác phẩm đến với công chúng. Vậy những cá nhân, tổ chức nào được quy định là chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả?  Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm những ai?

1.Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Như vậy, từ khái niệm trên Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng.

Luật sở hữu trí tuệ không đưa ra khái niệm cụ thể về từng chủ thể trên, nhưng có liệt kê một số đối tượng cụ thể:

– Người biểu diễn: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (Khoản 1 Điều 16).

– Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác. (Khoản 2 Điều 16).

– Tổ chức phát sóng: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (Khoản 3 Điều 16).

2. Vai trò của các chủ thể của quyền liên quan đến quyền tác giả

– Một tác phẩm, ca khúc… khi ra đời đều mang dấu ấn của tác giả. Tuy nhiên, tác phẩm đó có thể được công bố hoặc không được công bố tùy theo nguyện vọng của tác giả. Và một tác phẩm được công bố chưa chắc đã tạo nên ấn tượng đối với công chúng. Việc có được khả năng truyền đạt, là cầu nối trung gian giữa tác giả và công chúng; chủ thể của quyền liên quan giữ vai trò quan trọng, mang hơi thở của bài hát, tác phẩm… đến với người nghe, người xem dễ dàng, góp phần truyền đạt chân thật nhất cảm hứng của tác giả.

– Vì vậy, việc bảo hộ quyền liên quan của những chủ thể trên là cần thiết, nhằm bảo hộ giá trị, uy tín, danh sự, tên tuổi của họ. Đồng thời, hạn chế những hành vi xâm phạm đến việc khai thác, sử dụng quyền của những chủ thể nói trên. Luật sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể những hành vi xâm phạm này:

  1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
  7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
  8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
  9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp. (Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009).

Giới hạn bảo hộ quyền tác giả

Trên đây là một số thông tin về “Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm ” nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

One Reply to “Chủ thể quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *