Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Với thời đại công nghệ thông tin phát triển hiện nay, việc cho ra đời các ứng dụng, phần mềm trên máy tính giúp cho việc giải quyết công việc của con người nhanh chóng, hiệu quả hơn; ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác như giải trí… Và đương nhiên, những chuyên gia sáng tạo nên các phần mềm này được coi là tác giả, được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật sở hữu trí tuệ đối với phần mềm đó.

1.Bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính là một trong những đối tượng thuộc trường hợp được bảo hộ quyền tác giả theo Điểm m Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009. Phần mềm máy tính thỏa mãn điều kiện về tính nguyên gốc, do trực tiếp người sáng tạo qua quá trình lao động tạo ra thì khi phần mềm này được thể hiện dưới dạng các ký tự… thì quyền tác giả đã phát sinh cơ chế bảo hộ. Do đó, việc đăng ký bảo hộ cho phần mềm máy tính là không bắt buộc, tuy nhiên, theo nhu cầu, tác giả có thể tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp tranh chấp xảy ra. Và khi đã đăng ký thì không cần phải chứng minh sự sở hữu khi có tranh chấp.

2.Hồ sơ đăng ký phần mềm máy tính

– Tác giả có thể thực hiện thủ tục đăng ký phần mềm máy tính tại Cục bản quyền tác giả, theo Khoản 1 Điều 37 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: 1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở”.

– Khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung”.

Chi phí đăng ký bản quyền bài hát

Trên đây là một số thông tin về Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

One Reply to “Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *