Bán pháp nhân công ty

Bán pháp nhân công ty

Khi nhắc đến cụm từ “bán pháp nhân công ty” có thể nói rằng người nói đang đề cập đến việc bán các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Thực hiện giao dịch mua bán các loại hình doanh nghiệp, bạn cần có những hiểu biết nền tảng về quy định của pháp luật nhằm thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, có hiệu quả.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 thì trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, chỉ có duy nhất loại hình doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chuyên viên sẽ đề cập đến thủ tục bán các loại hình doanh nghiệp trừ doanh nghiệp tư nhân.

Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH (một hoặc hai thành viên trở lên), công ty hợp danh.

Trường hợp 1: Hình thức công ty là công ty TNHH một thành viên.

Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hay một tổ chức làm chủ sở hữu. Vì vậy, giao dịch cần có sự tham gia của chủ sở hữu hoặc người được chủ thể này ủy quyền hợp pháp. Hai bên cần lập hợp đồng chuyển nhượng sau đó tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Trường hợp 2: Hình thức công ty là công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên.

Hai hình thức công ty trên có điểm chung là vốn điều lệ đều được sở hữu bởi nhiều chủ thể khác nhau. Mỗi chủ thể đều có quyền quyết định riêng về phần vốn góp/cổ phần của mình. Vì vậy, mỗi giao dịch chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp cần được tiến hành tách biệt đối với từng chủ thể sở hữu cổ phần/phần vốn góp. Tuy nhiên, đối với hai hình thức công ty trên cũng có những hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần/vốn góp trong một số trường hợp nhất định:

Đối với thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên thì chỉ được chuyển nhượng cho chủ thể không phải là thành viên của công ty khi đã chào bán với những thành viên khác nhưng những thành viên khác không mua hoặc không mua hết phần vốn góp.

Đối với cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần (tức là cổ đông đứng ra thành lập công ty cổ phần) thì không được chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác trừ cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác khi có sự đồng ý bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông.

Bạn cần tìm hiểu các thông tin để tiến hành giao dịch nhằm loại bỏ những rủi ro pháp lý cho mình.

Trường hợp 3: Hình thức công ty là công ty hợp danh.

Xuất phát từ đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh mang tính chất đóng, hoạt động theo tính chất đối nhân. Vì vậy, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hợp danh đối với thành viên hợp danh của công ty cần có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. Vì vậy, trường hợp bạn là thành viên hợp danh tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty hợp danh thì cần có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Đồng thời, việc xác định tư cách thành viên hợp danh hay thành viên góp vốn cũng rất quan trọng để tiến hành thủ tục cần thiết.

Như vậy, tùy thuộc vào hình thức công ty mà thủ tục trên có những điểm khác biệt nhất định. Bạn cần tìm hiểu quy định của pháp luật đối với từng hình thức công ty để có cái nhìn tổng quát đối với giao dịch chuyển nhượng vốn đã đề cập nói trên.

https://tuvanltl.com/ban-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *