Xử lý vi phạm luật lao động
Trong lĩnh vực lao động, người nào có hành vi vi phạm các quy định của Bộ Luật lao động, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật lao động bao gồm:
– Xử lý kỷ luật;
– Xử phạt vi phạm hành chính;
– Truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Bồi thường thiệt hại;
Ngoài ra, trong một số trường hợp còn chịu thêm hình phạt bổ sung khác.
Xử lý kỷ luật
Xử lý kỷ luật là hình phạt ở mức thấp nhất dành cho người lao động. Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
Các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm: Khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức; sa thải. Tùy theo mức độ vi phạm mà người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
Xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là hình thức xử phạt dành cho những đối tượng vi phạm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động. Mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình phạt sau đây: Cảnh cáo và phạt tiền.
Trong một số trường hợp, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người vi phạm phải chịu thêm các hình phạt bổ sung như: tước giấy phép lao động, giấy phép hành nghề; đình chỉ kinh doanh trong một khoảng thời gian nhât định…Ngoài các hình phạt chính, hình phạt bổ sung, người vi phạm còn chịu thêm hình phạt nhằm khắc phục hậu quả.
Về mức xử phạt hành chính sẽ theo quy định của Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự là hình phạt cao nhất dành cho các đối tượng vi phạm pháp luật lao động, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của người khác và được quy định trong Bộ luật hình sư.
Khi người lao động, người sử dụng lao động bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự để điều chỉnh và có mức hình phạt phù hợp, tùy mức độ nặng nhẹ.
Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là biện pháp áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật lao động và gây thiệt hại cho người khác.
Đối với người lao động nước ngoài, ngoài những hình phạt trên còn chịu thêm mức hình phạt trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hình phạt trục xuất là hình phạt cao nhất dành cho người nước ngoài.
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
– Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
– Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
https://tuvanltl.com/thu-tuc-cap-ly-lich-tu-phap-tai-tp-hcm/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com