Vai trò của quyền tác giả

Vai trò của quyền tác giả

Ngày nay, đối mặt với tình trạng ngày càng nhiều tác phẩm bị sao chép, cắt xén, phát hành đại trà mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những cơ chế bảo hộ kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích trước hết của tác giả, đảm bảo sự công bằng trong xã hội, điều đó thể hiện qua chế định quyền tác giả.

1. Quyền tác giả đối với bản thân người sáng tạo

Sáng tạo một tác phẩm là quá trình tư duy trí tuệ, lao động trí óc mà tác giả dành thời gian, công sức để đầu tư và cho ra những đứa con tinh thần. Mỗi tác phẩm hình thành mang dấu ấn riêng của tác giả, phản ánh từng lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: văn hóa, khoa học, nghệ thuật phục vụ cho phần lớn nhu cầu của cộng đồng. Việc pháp luật cho phép người sáng tác có được những quyền riêng là để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ, bù đắp những chi phí họ đã bỏ ra để tạo nên tác phẩm, bảo hộ giá trị của tác phẩm… đó cũng chính là vai trò của quyền tác giả. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tự định đoạt tác phẩm như: chuyển giao quyền tác giả để nhận được thù lao, nhuận bút; cho phép chủ thể khác khai thác, sử dụng dưới các hình thức khác nhau như tác phẩm phái sinh… Mặc khác quyền tác giả còn tạo ra cơ chế bảo hộ về mặt thời gian tùy thuộc vào quyền nhân thân hoặc tài sản, loại hình tác phẩm (Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009) nhằm tạo điều kiện cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể thu được những giá trị vật chất trong một khoảng thời gian nhất định mặc khác có thể phục vụ nhu cầu cộng đồng trong tương lai.

Quyền tác giả còn được quy định bởi cơ chế bảo vệ tránh khỏi những hành vi xâm phạm: quyền tự bảo vệ (Điều 198), các biện pháp dân sự (Điều 202), biện pháp hành chính (Điều 211), biện pháp hình sự (Điều 212).

2.Quyền tác giả đối với sự phát triển văn hóa và kinh tế

Với con số gần đây nhất trong Hội thảo quốc gia về vai trò của quyền tác giả đối với sự phát triển văn hóa và kinh tế cho biết: “Như ở Thái Lan, dựa trên tổng số liệu điều tra năm 2006, tổng giá trị đóng góp của ngành công nghiệp dựa trên bản quyền cho nền kinh tế chiếm 4,48% GDP, chiếm 2,85% của tổng việc làm trong cả nước. Hoặc ở Hàn Quốc, các ngành công nghiệp bản quyền Hàn Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn so với các ngành công nghiệp khác của nền kinh tế trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009. Trong năm 2009, các ngành công nghiệp dựa trên bản quyền Hàn Quốc đạt 105,4 ngàn tỷ Won, chiếm 9,89% GDP quốc gia”.[1] Những con số trên phản ánh một phần tốc độ phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo, có được điều đó cũng nhờ một phần chế định quyền tác giả được thực thi nghiêm ngặt.

Quyền tác giả phục vụ lợi ích công cộng, cụ thể thời hạn bảo hộ quyền tài sản chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, hết thời hạn này, mặc nhiên tác phẩm sẽ được phục vụ nhu cầu của cộng đồng đáp ứng vai trò phổ cập thông tin, đáp ứng lợi ích công cộng.

Quyền tác giả thể hiện rõ sự khách quan và công bằng giữa chủ thể muốn khai thác, sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Giới hạn bảo hộ quyền tác giả

3.Quyền tác giả và sự ra đời của các tác phẩm mới

Việc tạo ra chế định quyền tác giả, ngoài việc đáp ứng nhu cầu bảo hộ, quyền tác giả còn tạo động lực, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của các cá nhân để sáng tác ra các tác phẩm mới đạt được lợi ích kinh tế trong quá trình khai thác, sử dụng và phục vụ nhau cầu xã hội loài người.

[1] Lê Hương. Hội thảo quốc gia về vai trò của quyền tác giả đối với sự phát triển văn hóa và kinh tế

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến vai trò của quyền tác giả nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline
0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *