Trình tự giao kết hợp đồng với người nước ngoài

Trình tự giao kết hợp đồng với người nước ngoài

Hợp đồng lao động không chỉ là thủ tục ràng buộc quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động mà còn là công cụ, bằng chứng để người lao động bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.

Với đại vị pháp lý là một người lao động, người lao động nước ngoài cũng được đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp như lao động trong nước. Tuy nhiên, về thủ tục ký kết và quy trình thực hiện hợp đồng cho người nước ngoài có những điểm khác, phức tạp hơn so với người lao động trong nước. 

I. Hợp đồng là gì?

Điều 15 Bộ luật lao động 2012 đã quy định về Hợp đồng lao đồng và các vấn đề liên quan như sau:

Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.

II. Trình tự giao kết hợp đồng với người nước ngoài

1. Nộp hồ sơ xin chấp thuận lao động

Trước khi tuyển dụng người nước ngoài làm việc, người sử dụng lao động/ doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận lao động tại cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục này nhằm thông báo và xin cơ quan có thẩm quyền đồng ý về việc tuyển dụng các vị trí làm việc trên cơ sở phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Đăng thông báo tuyển dụng

Doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể đăng thông báo tuyển dụng tại các kênh tuyển dụng chính thống trên phương tiện thông tin hoặc tuyển dụng thông qua các kênh khác cho đến khi tìm thấy ứng viên phù hợp. Đây công việc nội bộ, doanh nghiệp không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nhà nước nào tại bước này.

3. Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Sau khi đã tìm được người lao động nước ngoài phù hợp, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài theo các vị trí công việc đã được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ như sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận có giá trị tương đương. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chứng minh là chuyên môn, kinh nghiệm làm việc
  • 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

Công chứng và dịch thuật hồ sơ

Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên nếu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.

Bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Ký hợp đồng lao động với người nước ngoài

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên và được cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động có thể tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012. 

LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các thông tin liên quan đến Trình tự giao kết hợp đồng với người nước ngoài nhằm mục đích tham khảo như trên.

Đối tượng nào được miễn Giấy phép lao động?

Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

One Reply to “Trình tự giao kết hợp đồng với người nước ngoài”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *