Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê nhà, tranh chấp giữa các bên có thể phát sinh trên nhiều vấn đề và vì nhiều lý do. Một khi phát sinh tranh chấp, rất cần có sự thiện chí, hợp tác của các bên để giải quyết nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc của các bên. Trong trường hợp, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê nhà không công chứng, thì sẽ có những điểm khác biệt nhất định so với hợp đồng có công chứng.

Khi phát sinh tranh chấp, nhiều người liên tưởng ngay đến việc nhờ các cơ quan tài phán giải quyết. Tuy nhiên, đây chỉ một trong nhiều phương thức nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên. Cụ thể, có những phương thức giải quyết tranh chấp như sau:

Thứ nhất, thương lượng. Đây là hình thức được tiến hành bởi sự tham gia của các bên liên quan đến tranh chấp. Thông qua thương lượng, các bên có thể tìm ra những phương án nhằm giải quyết tranh chấp như sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Thứ hai, hòa giải. Hòa giải là phương thức được tiến hành một bên thứ ba được sự đồng ý các bên liên quan đến tranh chấp nhằm tìm ra phương án nhằm giải quyết tranh chấp. Có nhiều hình thức hòa giải như hòa giải ở cơ sở được tổ chức, thực hiện theo quy định tại Luật hòa giải ở cơ sở 2013 hay hòa giải thương mại được tổ chức, thực hiện theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên hòa giải thương mại chỉ áp dụng đối với tranh chấp mang tính chất thương mại và bắt buộc phải có thỏa thuận hòa giải giữa các bên.

Thứ ba, giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Hiện nay, có 2 cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp giữa các bên là Tòa án và Trọng tài. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài tranh chấp đó phải là tranh chấp thương mại, và phải có thỏa thuận Trọng tài.

Cho dù, các bên liên quan tranh chấp hợp đồng thuê nhà không có công chứng tiến hành phương thức nào để giải quyết tranh chấp thì cũng cần lưu giữ những tài liệu, chứng từ liên quan đến tranh chấp để phục vụ việc chứng minh nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho mình.

Đối với hợp đồng thuê nhà không công chứng, các tài liệu, chứng từ liên quan đến hợp đồng chỉ mới có giá trị như một nguồn chứng cứ, vẫn chưa được xem là chứng cứ mặc nhiên, không cần chứng minh. Trường hợp, hợp đồng thuê nhà được công chứng thì những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng sẽ được coi là chứng cứ, mà không cần chứng minh. Đó là nội dung được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

  1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh: c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.”

Như vậy, cho dù hợp đồng thuê nhà có công chứng hay không có công chứng, thì các bên liên quan đến tranh chấp đều có thể áp dụng những phương thức giải quyết tranh chấp như đã nêu trên. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ phát sinh tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà có công chứng vẫn rõ ràng và dễ dàng hơn so với hợp đồng thuê nhà không có công chứng.

https://tuvanltl.com/ban-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien/

Trên đây là một số quy định chung về Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *