THÁO GỠ VƯỚNG MẮC CHO DOANH NGHIỆP FDI CÓ XE CHẠY NỘI BỘ

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC CHO DOANH NGHIỆP FDI CÓ XE CHẠY NỘI BỘ

Nghị định 86/2014/NĐ-CP ra đời có hiệu lực từ ngày 01/12/2014 đã có nhiều quy định mới liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vận tải.

Tuy nhiên, một khái niệm mới được đặt ra khiến không ít doanh nghiệp gặp lúng túng trong quá trình áp dụng là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Theo đó:

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trongquá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

(Trích khoản 3 và 4 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP)

Ở đây có thể hiểu rằng, nếu trước đây doanh nghiệp bán một sản phẩm 10 đồng (kinh doanh thu tiền trực tiếp) thì nay sẽ bán với giá sản phẩm là 12 đồng do đã có khâu vận chuyển (kinh doanh thu tiền gián tiếp). Điều này hoàn toàn hợp lý với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có xe chạy chuyên chở hàng hóa nội bộ được xem là một hình thức kinh doanh theo tinh thần điều chỉnh của Nghị định. Qua quá trình áp dụng, doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức rõ vấn đề này.

Tuy nhiên, rắc rối phát sinh khi phạm vi các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định chưa được lường hết. Cụ thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chịu sự ràng buộc của Hiệp định thương mại dịch vụ và Cam kết gia nhập WTO như sau: “Kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tai hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, tùy theo nhu cầu thị trường, được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, trong đó ty lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% và 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam”.

Do vậy, một điểm vướng lớn là doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 49% sẽ không thể thực hiện xin hoặc bổ sung mã ngành kinh doanh vận tải theo quy định dẫn đến không thể xin Giấy phép kinh doanh vận tải để thực hiện chuyên chở hàng hóa và nhân sự phục vụ nội bộ doanh nghiệp được. Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận chuyển hàng hóa và thương mại, xuất khẩu, phân phối có nhu cầu vận chuyển là rất lớn. Quy định này vô hình chung đã cản trở và gây không ít rắc rối, thiệt hại cho doanh nghiệp FDI.

Để tháo gỡ,  BGTVT –VT đã ban hành Công văn trong đó nêu rõ “Chính phủ thống nhất cho phép cấp phù hiệu đối với xe ô tô vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp”. Song song đó, doanh nghiệp phải thực hiện cam kết rằng các xe thuộc sở hữu của doanh nghiệp chỉ hoạt động vận tải phục vụ chính doanh nghiệp mình không kinh doanh vận tải hàng hóa.

Với quy định mới này sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động xe nội bộ.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý về phù hiệu xe!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.

HOTLINE: 090.145.1945

Email: tuvanltl@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *