Tạm ngưng công ty

Tạm ngưng công ty

Câu hỏi: Tạm ngưng công ty khác giải thể công ty ở điểm nào? Quý Công ty vui lòng tư vấn giúp tôi vì hiện công ty tôi đang rất khó khăn và chưa biết giải quyết như thế nào. Tôi chân thành cảm ơn LTL

Trả lời: LTL chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm gửi câu hỏi về cho Bộ phận tư vấn của LTL. Liên quan đến thắc mắc này, LTL xin trả lời như sau:

Tạm ngừng doanh nghiệp

Về phương diện pháp lý, Tạm ngưng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp vẫn tồn tại về mặt pháp lý (đây là điểm khác với giải thể doanh nghiệp) nhưng không thực hiện giao kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hoặc có bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào khác.

Tạm ngưng kinh doanh đã được Luật doanh nghiệp 2014 ghi nhận là một quyền của doanh nghiệp và tiếp tục được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp có thể hiểu là việc chấm dứt sự tồn tại hay hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hay do sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:

Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp

Từ sự diễn giả trên, cho thấy sự khác biệt cơ bản của giải thể và tạm ngưng là hậu quả pháp lý của nó: tạm ngưng khi doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh còn giải thể là  chấm dứt sự tồn tại hay hoạt động của doanh nghiệp.

https://tuvanltl.com/ly-tam-ngung-kinh-doanh/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *