Quản lý người nước ngoài tại Việt Nam

Quản lý người nước ngoài tại Việt Nam

Cùng với chính sách, chủ trương hội nhập hóa, mở cửa thị trường người nước ngoài đến tham quan, lưu trú, làm việc ở nước ta đem lại nguồn thu đáng kể, góp phần bổ sung nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, với tình trạng người nước ngoài vào nước ta ồ ạt, nếu không có chính sách quản lý hiệu quả sẽ gây nên hiện tượng mất trật tự an ninh xã hội. Việc quản lý người nước ngoài tại Việt Nam là sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trên nhiều vấn đề. Cụ thể, thể hiện như sau:

Về vấn đề xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với vấn đề xuất nhập cảnh của người nước ngoài sẽ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quản lý theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các Thông tư, Nghị định liên quan. Người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải đáp ứng được những điều kiện về nhập cảnh và phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cho phép.

Đối với vấn đề cư trú của người nước ngoài do Bộ Công an phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao quản lý. Khi người nước ngoài nhập cảnh, phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BCA tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm công an nơi có cơ sở lưu trú. Với Thông tư này, Bộ Công an đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý cư trú. Việc khai báo tạm trú nhằm mục đích tạo điều kiện cho công tác quản lý nhân khẩu đạt hiệu quả. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu đặt ra về công tác quản lý cư trú của người nước ngoài, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vi phạm, góp phần bảo đảm an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, pháp luật đặt ra các chế tài đối với những hành vi vi phạm về vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài theo Thông tư 167/2013/NĐ-CP để công tác quản lý đạt hiệu quả.

Về vấn đề người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo đó, khi người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải được sự chấp thuận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật lao động  2012, Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH. Với những quy định này nhằm mục đích theo dõi, quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn cũng như tạo điều kiện thuận lợi, công bằng giữa lao động trong nước và lao động nước ngoài.

Bên cạnh đó, pháp luật lao động còn đặt ra những chế tài đối với những hành vi vi phạm về pháp luật lao động tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là người nước ngoài

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *