Nghị định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc Việt Nam
Nghị định quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay là nghị định nào? Nghị định 102/2013/NĐ-CP hay Nghị định 11/2016/NĐ-CP? Nội dung quy định bao gồm những gì? Có phức tạp hay không?
Rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài lúng túng trong việc áp dụng quy định pháp luật khi không có một căn cứ pháp lý rõ ràng để dẫn chiếu, thực hiện. Hiểu rõ tình hình đó, LTL Consultant sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng và cung cấp một số thông tin liên quan đến việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc ở Việt Nam như sau:
Nghị định 11/2016/NĐ-CP do Chính phủ bản ban hành ngày 03/02/2016 quy định chi tiết thi hành một số ĐIều của Bộ luât lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Viêt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2016 chính là Nghị định quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay.
Nội dung của Nghị định này điều chỉnh những vấn đề gì?
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Đối tượng áp dụng chính của Nghị định bao gồm những ai?
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc Nghị định 11/2016/NĐ-CP ra đời đã chính thức thay thế Nghị định 102/NĐ-CP trước đó.
Hệ quả chuyển tiếp mà doanh nghiệp, người lao động cần chú ý
- Đối với các loại giấy tờ gồm: văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài, văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đã được cấp theo quy định, tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn.
- Trường hợp người sử dụng lao động đã nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép lao động hoặc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin chung liên quan đến Nghị định quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm mục đích tham khảo của LTL Consultants.
Dịch vụ tư vấn Thẻ tạm trú cho người nước ngoài của LTL Consultants với tiêu chí: “NHANH – CHI PHÍ THẤP – HIỆU QUẢ TỐI ƯU”.
Đừng ngại ngần liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho trường hợp cụ thể của mình.
Chúng tôi muốn khách hàng của mình đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng cao, mang tính kinh tế và hiệu quả nhất.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ chưa hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com