Legal for Startup 4 – Vai trò của quyền Sở hữu trí tuệ đối với Startup

Legal for Startup 4: Bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ đối với Startup

Kinh doanh trong thời điểm hiện nay khi môi trường mạng và nền kinh tế số phát triển với tốc độ chóng mặt, một khi hàng hóa hay dịch vụ đã được đưa ra thị trường thì khả năng bị sao chép, đánh cắp, làm giả, lợi dụng, trục lợi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Các Startup thường sẽ không đủ nguồn lực để theo đuổi các tranh chấp liên quan đến Sở hữu trí tuệ (SHTT) nếu như không nắm các bằng chứng sở hữu.

Việc bảo vệ các tài sản SHTT ngay từ giai đoạn khởi nghiệp không chỉ tạo hành trang bảo vệ mình trước các hành vi gian lận mà còn là một khoản đầu tư lâu dài giúp Startup tạo lập được các giá trị không ngừng phát triển trong tương lai khi mà hầu hết nguồn lợi nhuận thu về từ các giá trị nguồn vốn hữu hình sẽ thay bị thay thế bởi giá trị của danh tiếng, chất lượng, uy tín của sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

Tài sản, quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một khái niệm pháp lý mà bạn hay bắt gặp trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế – thương mại – đầu tư, hình sự, hành chính – dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tài sản trí tuệ. 

“Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học, chương trình biểu diến của các nghệ sĩ, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình; sáng chế trong các lĩnh vực hoạt động của con người; các phát minh khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn tên thương mại; bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.” – Công ước Stockholm ngày 14.07.1967, Điều 2 (viii)

Tại Việt Nam, Quyền SHTT được định nghĩa theo Bộ luật Dân sự 2015 (một cách gián tiếp) và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: 

“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, các nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.

Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 phân loại các đối tượng của Quyền SHTT thành bốn loại sau

Quyền tác giả Quyền liên quan Quyền sở hữu công nghiệp Quyền đối với giống cây trồng
– Tác phẩm văn học;

– Tác phẩm nghệ thuật;

– Tác phẩm khoa học;

– Các cuộc biểu diễn;

– Bản ghi âm, ghi hìn

– Chương trình phát sóng;

– Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

 

 

 

 

 

Sáng chế;

– Kiểu dáng công nghiệp;

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

– Nhãn hiệu;

– Bí mật kinh doanh;

– Tên thương mại;

– Chỉ dẫn địa lý.

 

 

– Giống cây trồng;
– Vật liệu nhân giống. 

 

 

 

 

 

Quan điểm của LTL Consultant, một số lý do khiến cho Tài sản trí tuệ cần thiết phải có một cơ chế bảo vệ từ phía các Startup và doanh nghiệp như sau:

  1. Đầu tư để tạo ra và phát triển tài sản trí tuệ là dạng đầu tư tốn kém, mất nhiều thời gian và chứa đựng nhiều rủi ro của các Startup/ Doanh nghiệp
  2. Nguy cơ tài sản trí tuệ bị chiếm đoạt/ khai thác bất hợp lý là nguy cơ thường xuyên, phổ biến. Bản chất của tài sản trí tuệ là vô hình nhưng có khả năng làn truyền với tốc độ chóng mặt trong thời điểm thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay. Dẫn đến hành loạt hành vi sao chép, bắt chước, sử dụng… Mối lợi khổng lồ, nhiều mặt do các hoạt động khai thác trái quy định pháp luật các tài sản trí tuệ mang lại như tiết kiệm chi phí đầu tư sáng tạo, chiếm được lợi thế cạnh tranh… là động cơ thúc đẩy các hành vi vi phạm pháp luật đó
  3. Bản thân các chủ tài sản sở hữu trí tuệ chưa nhận thức đúng đắn và không có khả năng tự bảo vệ quyền sở hữu các tài sản trí tuệ của mình trước nguy cơ bị xâm phạm
  4. Động lực sáng tạo, phát triển của của các Startup về 0, bị thủ tiêu khi không thấy được giá trị của sức lao động, sự sáng tạo, cải tiến, đổi mới của mình thông qua sản phẩm trí tuệ mà mình tạo nên.

Các sai lầm dễ mắc phải của các Startup liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ

  1. Không quan tâm và không hiểu rõ về Quyền sở hứu trí tuệ, nhiều trường hợp đã vô tình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của một bên thứ ba dẫn đến bị kiện và phải bồi thường.
  2. Không quy định rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ thuộc về ai? Trước hay sau khi Startup vận hành?
  3. Khi góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ, không kiểm tra các khía cạnh pháp lý của tài sản và định giá tài sản để góp vốn và thực tế không làm thủ tục góp vốn vào dễ dẫn đến tranh chấp.

Bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ thế nào khi khởi nghiệp

1. Xác lập quyền đối với tài sản Sở hữu trí tuệ

Mỗi đối tượng SHTT có một đặc tính xác lập quyền khác nhau và tùy theo mục đích doanh nghiệp hướng đến mà hình thức sở hữu và cơ sở xác lập quyền sẽ có sự khác biệt. Có thể khái quát như sau:

Đối với nhóm quyền tác giả sẽ tự động được bảo hộ kể từ thời điểm sáng tạo nên và thể hiện dưới dạng vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc đăng ký là cần thiết vì nếu có văn bằng bảo hộ thì khi xảy ra tranh chấp sẽ không cần chứng minh quyền sở hữu.

Đối với quyền sở hữu công nghiệp của Startup/ Doanh nghiệp phải đăng ký mới được sở hữu.

Nhãn hiệu nổi tiếng thì được bảo hộ trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào việc đăng ký. Tên thương mại (Tên doanh nghiệp) được ghi nhận bảo hộ khi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các Startup/ Doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý rằng một đối tượng SHTT hoàn toàn có thể được bảo hộ dưới nhiều hình thức khác nhau. 

2. Nhận thức phạm vi quyền của mình

Các Startup/ Doanh nghiệp cần biết rõ mình có những quyền gì với các đối tượng SHTT. Quyền sở hữu của chủ thể sẽ bao gồm 3 quyền:

  • Quyền chiếm hữu đối với Quyền SHTT sẽ khó phân định rõ ràng vì đó là một tài sản vô hình. Tuy nhiên, nó có thể biểu hiện qua việc ngăn cấm chủ thể khác sử dụng đối tượng SHTT đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình
  • Quyền sử dụng cho phép người khác sử dụng đối tượng được bảo hộ
  • Quyền định đoạt đối tượng bảo hộ bằng các hành vi như thương mại hóa thông qua góp vốn, chuyển nhượng mua bán, cấp quyền sử dụng

3. Chủ động bảo vệ quyền đã xác lập

Các Startup/ Doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các biện pháp đối phó, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình thông qua việc yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước xử lý hoặc các đơn vị chủ quan gỡ bỏ các thông tin có ảnh hưởng đến chủ sở hữu và yêu cầu xử lý vi phạm bằng các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ cho bất cứ ai có một sản phẩm mà cho rằng có thể trị giá bằng quyền hữu trí tuệ, phát sinh giá trị thương mại.

LTL Consultant ở đây để hỗ trợ Quý doanh nghiệp, các khởi nghiệp (Startup) trẻ tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa rủi ro nhằm tiết kiệm chi phí, kết nối một Cộng đồng doanh nghiệp khỏe mạnh và cùng nhau phát triển, cất cánh.

Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí. Chúng tôi muốn được giúp đỡ các bạn, quý Doanh nghiệp và trao đi những giá trị thật sự.

(Còn tiếp…)

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

3 Replies to “Legal for Startup 4 – Vai trò của quyền Sở hữu trí tuệ đối với Startup”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *