Khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh

Khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh đều là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp với các đặc điểm và tính chất khác nhau. Tùy theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Quý khách hàng có thể lựa chọn các loại hình đơn vị phụ thuộc sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

https://tuvanltl.com/tu-van-noi-bo-doanh-nghiep/

1.Chi nhánh

Đây là đơn vị phụ thuộc có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Và, không phải ngành nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng là tùy thuộc vào sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền điều phối toàn bộ vấn đề liên quan đến chi nhánh, kể cả vấn đề đại diện, quyền đại diện của giám đốc chi nhánh chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền của từ người địa diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Chi nhánh được tổ chức hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia.

2. Văn phòng đại diện

Đây cũng là một đơn vị phụ thuộc của doanh Doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Nghĩa là, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng và văn phòng liên lạc, thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường, phát hiện và khiếu kiện trước các hành vi vi phạm quyền của doanh nghiệp.

Khác với chi nhánh, Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh. Văn phòng không được nhân danh mình ký kết các hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt đông của Văn phòng đại diện. Việc hạch toán của Văn phòng đại diện là phụ thuộc vào Doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.

3. Địa điểm kinh doanh

Đia kiểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa điểm đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt tại chi nhánh. Doanh nghiệp có thể lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên đị bàn tỉnh, thành phó nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành hoạt động kinh doanh. Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài như Công ty.

Để thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ sự khác biệt trong bản chất đặc điểm về mặt pháp lý cũng như các vấn đề tài chính để đảm bảo lợi ích lâu dài trong hoạt động của Doanh nghiệp.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập một trong các loại hình trên, vui lòng liên hệ HOTLINE: 090.145.1945 để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Hiện tại khóa học Marketing dành cho doanh nghiệp nhỏ  có giá là 600.000 đồng. Tuy nhiên bạn sẽ được giảm giá 40% chỉ còn 360.000 khi mua khóa học kèm mã giảm giá thaole. Ấn vào nút đăng ký dưới đây để nhận khuyến mãi nhé.Xem tại đây.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.

HOTLINE: 090.145.1945

Email: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *