Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm của mọi lĩnh vực

Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm của mọi lĩnh vực

Ngày nay, sản phẩm trí tuệ ra đời ngày càng nhiều, phục vụ nhu cầu sống của con người, đó cũng là một phần phản ánh được sự phát triển của ngành công nghiệp không khói này. Bên cạnh những sản phẩm của quyền sở hữu công nghiệp, những tác phẩm thuộc quyền tác giả cũng được sáng tác với nhiều thể loại khác nhau. Song, vẫn còn một số thắc mắc cho rằng có phải tác phẩm thuộc mọi lĩnh vực đều là đối tượng quyền tác giả và được bảo hộ hay không? Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm của mọi lĩnh vực? Sau đây là một vài lời giải đáp.

1.Khái niệm quyền tác giả và đối tượng quyền tác giả

Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Như vậy, khái niệm trên chỉ mới chỉ ra rằng đối tượng được bảo hộ là các tác phẩm. Khoản 1 Điều 3 quy định chi tiết: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Từ đó, các lĩnh vực mà đối tượng quyền tác giả hướng đến là các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học.

Nếu luật sở hữu trí tuệ chỉ dừng ở việc quy định như vậy thì dễ hiểu rằng những tác phẩm nào thuộc lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn học đều sẽ được bảo hộ. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 14 lại quy định: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”.

Tóm lại, đối tượng quyền tác giả bảo hộ phải thuộc lĩnh vực Khoa học, nghệ thuật và văn học, mặc khác nằm trong những đối tượng được liệt kê tại Khoản 1 Điều 14 như trên. Như vậy, Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm của mọi lĩnh vực là chưa đúng. 

2. Ngoại lệ

Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

“1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu”.

Như vậy, có thể những đối tượng này thuộc một trong các lĩnh vực: khoa học, văn học. Tuy nhiên, chúng cũng không thuộc đối tượng quyền tác giả được bảo hộ. Bởi việc bảo hộ những đối tượng này sẽ trái với chính sách nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể: phải cân bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng và chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ.

Tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngoài

Trên đây là một số thông tin về Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm của mọi lĩnh vực nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *