Đánh giá mức độ tương tư của nhãn hiệu về cấu trúc
Căn cứ theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sử đổi bổ sung năm 2009 thì một nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải có các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc có sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Để đánh giá về mức độ tương tự của nhãn hiệu thì xét quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn với nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại điều 39.8. quy định tại Thông Tư 01/2007/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định về “Đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác”: Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là “nhãn hiệu đối chứng”) hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định tại điểm này.
♦Từ những đánh giá nếu trên, ta có thể đưa ra một trong các kết luận sau:
♦Nhãn hiệu trùng lặp với nhãn hiệu đối chứng:
Nhãn hiệu bị coi là trùng lặp với nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu và nhãn hiệu đối chứng giống hệt nhau về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện và được dùng cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ.
♦Nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đối chứng:
Nhãn hiệu bị coi là tương tự với nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu và nhãn hiệu đối chứng giống hệt nhau về cấu trúc; nội dung, cách phát âm; ý nghĩa hay về hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hai đối tượng đó là một nhãn hiệu hoặc là biến thể của nhau hoặc từ một nguồn gốc sinh ra từ đó dẫn tới sự nhầm lẫn khi lựa chọn hàng hóa/dịch vụ .
Trong trường hợp nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng, nếu nhãn hiệu là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng thì nhãn hiệu đó cũng bị coi là tương tự với nhãn hiệu đối chứng.
Tương tự về cấu trúc: Nếu trong dấu hiệu đang xem xét có chứa toàn bộ hoặc phần chủ yếu của nhãn hiệu đối chứng, nghĩa là dấu hiệu được tạo thành bằng cách bổ sung thành phần mới – thứ yếu vào nhãn hiệu đối chứng hoặc bổ sung thành phần chủ yếu của nhãn hiệu đối chứng, hoặc bằng cách loại bỏ thành phần thứ yếu của nhãn hiệu đối chứng.
Tương tự về phát âm: Các nhãn hiệu này có cách đọc giống nhau bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài thông dụng ở Việt Nam.
Tương tự về ngữ nghĩa, ý nghĩa: Nếu phần chủ yếu của chúng có cùng nội dung, diễn đạt cùng một đối tượng hoặc diễn đạt 2 đối tượng tương tự nhau.
Tương tự về hình thức thể hiện: Nếu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của chúng được trình bày theo cùng một phong cách, trong đó màu sắc được coi là một yếu tố của phong cách trình bày.
Nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng:
Nhãn hiệu sẽ bị coi là tương tự đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng trong các trường hợp sau:
- Nhãn hiệu và nhãn hiệu đối chứng giống hệt nhau còn sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu và mang nhãn hiệu đối chứng là cùng loại hoặc tương tự hoặc ràng buộc với nhau;
- Nhãn hiệu và nhãn hiệu đối chứng tương tự với nhau, còn sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu và mang nhãn hiệu đối chứng tương tự hoặc ràng buộc với nhau.
https://tuvanltl.com/dang-ky-logo/
Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Đánh giá mức độ tương tư của nhãn hiệu về cấu trúc nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline: 0902.990.954
Email: infotuvanltl@gmail.com
One Reply to “Đánh giá mức độ tương tư của nhãn hiệu về cấu trúc”