Đăng ký quyền tác giả ở đâu

Quyền tác giả là một trong những quyền cơ bản bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người sáng tác. Một tác phẩm khi được sáng tạo và định hình dưới một hình thức nhất định thì thời hạn phát sinh việc bảo hộ đã được tính kể thời điểm đó. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả vẫn được quy định nhằm khuyến khích, tạo điều kiện chứng minh dễ dàng khi phát sinh tranh chấp. Đặc biệt là hiện nay việc sao chép và xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang diễn ra ngày càng nhiều với các thủ đoạn tinh vi. Việc tác giả, chủ sở hữu quyền đăng ký bảo hộ thì khi có xâm phạm không cần phải chứng minh sự sở hữu và không phải tốn nhiều công sứcđể chứng minh mình là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đó  (điều này thì không hề dễ dàng). 

1. Đăng ký quyền tác giả có phải bắt buộc?

Như đã đề cập ở trên, quyền tác giả đã phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định, đây đước xem là cơ chế tự động sản sinh quyền mà không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác. Từ đó, có thể suy ra thủ tục đăng ký quyền tác giả không phải bắt buộc, Khoản 2 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 cũng có quy định: “Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này”.

Mặc dù vậy, việc đăng ký quyền tác giả vẫn có một ý nghĩa nhất định khi cần chứng minh quyền tác giả đã phát sinh khi nào, cá nhân có phải là tác giả của tác phẩm hay không khi có tranh chấp.

2. Đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Điều 37 NĐ 100/2006/NĐ-CP cuả chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan quy định:

   “1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

   2.Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở”.

Như vậy, cá nhân muốn thực hiện việc đăng ký quyền tác giả có thể đến hoặc ủy quyền cho chủ thể khác nộp đơn tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật hoặc có thể nộp đơn tại Sở Văn hoá – Thông tin nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.

Quyền tác giả bao gồm những quyền gì?

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Đăng ký quyền tác giả ở đâu nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *