Công ước Hague visby
Quy tắc Hague – visby 1968 được ký vào ngày 23/2/1968 tại hội nghị quốc tế về luật biển lần thứ 12. Các quy định tại Qui tắc này áp dụng cho tất cả các vận đơn liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá giữa cảng của hai quốc gia khác nhau nếu:
– Vận đơn đó được phát hành tại một Quốc gia thành viên hoặc
– Việc vận chuyển là từ một cảng của một Quốc gia thành viên hoặc
– Hợp đồng được nêu trong vận đơn hoặc được chứng minh bằng vận đơn quy định rằng Qui tắc này hoặc luật của một Quốc gia bất kỳ nhằm thi hành Qui tắc này được sử dụng để điều chỉnh hợp đồng đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích liên quan.
Theo bộ quy tắc này, trách nhiệm của người chuyên chở được quy định như sau:
Thời hạn áp dụng trách nhiệm.
Theo công ước này, người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi hàng hóa được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến.
Cơ sở trách nhiệm
Công ước này quy định rằng người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về những mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa, cũng như chậm giao hàng, nếu người khiếu nại chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong phạm vi thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển.
Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm
Cả người chuyên chở lẫn tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng phát sinh hoặc là hệ quả của:
– Hành vi, sơ suất hoặc không thực hiện của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp việc của người chuyên chở trong việc điều khiển hay quản trị tàu.
– Cháy, trừ khi do lỗi thực tế của người chuyên chở hay do hành động cố ý của người chuyên chở.
– Những tai hoạ, mối nguy hiểm hay tai nạn trên biển hay sông nước.
– Thiên tai.
– Hành động chiến tranh.
– Hành động thù địch.
– Bắt giữ hay hạn chế của chính quyền, người thống trị hay nhân dân hoặc bị tịch biên trong một thủ tục tố tụng tư pháp.
– Các hạn chế do kiểm dịch.
– Hành động hoặc không hành động của người gửi hàng hoặc chủ hàng, đại lý hoặc đại diện của họ.
– Ðình công hoặc bế xưởng hoặc ngừng hay hạn chế lao động vì bất kỳ lý do gì, dù là bộ phận hay toàn phần.
– Bạo động hoặc nổi loạn.
– Cứu hoặc cố gắng cứu tính mạng hoặc tài sản trên biển.
– Hao hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hay hư hỏng nào khác xảy ra do nội tỳ, phẩm chất hay khuyết tật vốn có của hàng hoá.
– Bao bì không đầy đủ.
– Mã ký hiệu không đầy đủ hoặc không chính xác.
– Những ẩn tỳ không thể phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích đáng.
– Bất kỳ nguyên nhân nào khác phát sinh không do lỗi thực tế hay hành vi cố ý của người chuyên chở, cũng không do lỗi hoặc sự sơ suất của các đại lý hoặc người phục vụ của người chuyên chở, nhưng người muốn được hưởng quyền miễn trách này có nghĩa vụ chứng minh rằng mất mát hay hư hỏng đó không phải lỗi thực tế hay hành vi cố ý của người chuyên chở cũng như lỗi hoặc sơ suất của các đại lý hoặc người phục vụ của người chuyên chở.
https://tuvanltl.com/dich-vu-lam-giay-phep-tu-van-du-hoc/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com