Chuyển nhượng cổ phần cổ đông sáng lập

Chuyển nhượng cổ phần cổ đông sáng lập

Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn điển hình, theo đó cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác mà không phải chịu những sự hạn hạn chế như trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh (trừ một số ngoại lệ). Theo đó, đối với cổ đông sáng lập, Luật Doanh nghiệp 2014 có những quy định ràng buộc chặt chẽ hơn trong quy định về quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập so với cổ đông phổ thông.

1. Khái niệm

Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”.

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất trong vốn điều lệ của công ty cổ phần. Mỗi công ty cổ phần được quyền tự quyết định đối với mệnh giá mỗi cổ phần trong công ty mình. Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong đó cổ phần phổ thông là bắt buộc phải có. cổ phần ưu đãi có thể có các loại sau đây:

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi khác do công ty quy định.

2. Chuyển nhượng cổ phần phổ thông

Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó”.

Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Như vậy, trong thời hạn 3 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác. Việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập, bất kể người đó có phải là cổ đông của công ty hay không đều phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Và trong trường hợp này thì cổ đông sáng lập này không được quyền biểu quyết.

3. Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi

Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Trong tất cả các cổ đông của công ty, chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền sở hữu loại cổ phần này. Theo đó, cổ đông sáng lập được hiểu là những người đầu tiên có ý tưởng thành lập doanh nghiệp, là người khởi xướng thành lập và là người hoạch định đường lối hoạt động của công ty trong thời gian đầu. Và như vậy, vai trò của loại cổ đông này trong buổi đầu hoạt động của công ty là rất quan trọng.

Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Chính vì tính đặc biệt của loại cổ phần này nên Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (tức trong thời hạn 3 năm).

Đối với các loại cổ phần ưu đãi còn lại (cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại…): cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng các loại cổ phần này (trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác).

Kích thước con dấu tròn công ty

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chuyển nhượng cổ phần cổ đông sáng lập nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline090.145.1945
Emailtuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *