Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Theo quy định mới nhất liên quan đến lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quy định nào quy định về thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp. Sở dĩ có quy định này vì khi muốn tiến hành thủ tục này, hộ gia đình/cá nhân được tiến hành trực tiếp và nhanh chóng hơn.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

“3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định này thì hộ kinh doanh phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.

“Điều 25a. Đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 108/2018/ND-CP

  1. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
  2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh bao gồm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
  3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh”.

Hộ gia đình/cá nhân tiến hành đăng ký doanh nghiệp với loại hình phù hợp. Không có một loại hình doanh nghiệp nào mang tính chất tối ưu, mà điều có những ưu, nhược điểm riêng. Điều quan trọng là loại hình đó phù hợp với điều kiện và nhu cầu kinh doanh của hộ gia đình/cá nhân.

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hộ gia đình/cá nhân muốn đăng ký thì thủ tục sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thì thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành như sau:

Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
  4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  5. a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  6. b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  7. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

  1. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  2. a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  3. b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  4. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.”

Như vậy, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh lên công ty (doanh nghiệp) được quy định như trên.

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *