CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 có nhiều thay đổi tích cực liên quan trực tiếp các doanh nghiệp và đặc biệt là chủ đầu tư nước ngoài đang thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy hệ thống pháp luật kinh doanh và đầu tư ngày càng hoàn thiện tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển.

Hiện nay, Nhà đầu tư có thể chọn các hình thức đầu tư như sau:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2014):

Đối với trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế, tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu Vốn điều lệ và các điều kiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ với mức không hạn chế trong doanh nghiệp Việt Nam, trừ một số hạn chế về tỷ lệ vốn góp và phạm vi hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các điều ước quốc tế. Và dĩ nhiên, trên tinh thần của quy định pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng với nhà đầu tư trong nước về quyền thực hiện hoạt động đầu tư.

Về thủ tục, để tiến hành đầu tư theo hình thức này dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 51%, Nhà đầu tư cần tiến hành theo 2 Bước:

Bước 1: Nhà đầu tư lập dự án để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư cần làm hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại UBND cấp Tỉnh, Thủ tường Chính phủ hoặc Quốc Hội trước khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch Đầu tư hoặc Ban quản lý khu Công nghiệp, khu chế xuất nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Ngược lại, đối với dự án không cần chấp thuận chủ trương đầu tư thì chỉ cần đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Hoàn tất hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Theo thực tế hiện nay, đây là hình thức đầu tư đang được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam với ưu điểm minh bạch, rõ ràng. Tuy nhiên, Nhà đầu tư gặp một nhược điểm rất lớn khi phải cần nhiều thời gian hơn so với hình thức Góp vốn, mua cổ phần của Doanh nghiệp Việt Nam sẵn có, không tận dụng được phần nhà xưởng, nhân công… sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 25 Luật Đầu tư 2014)

Trên tin thần khẳng định quyền của nhà đầu tư trong việc góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật Doanh ngiệp và trên cơ sở đáp ứng các điều kiện, thủ tục được quy định cụ thể, cho thấy, doanh nghiệp nhận góp vốn hoặc bán cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Luật đầu tư 2014 quy định cụ thể trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, cụ thể:

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nói các khác, đây chính là hình thức
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 51%, nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Hình thức đầu tư này cần ít thời gian hơn Thành lập pháp nhân. Đồng thời, tận dụng được đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường… sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập

3. Đầu tư theo hình thức Hợp đồng PPP (Điều 27 Luật Đầu tư 2014)

Hình thức đầu tư theo Hợp đồng PPP là một hình thức đầu tư mới được quy định trong Luật đầu tư 2014 nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân để phát triển các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Theo đó, nhà đầu tư ký kết Hợp đồng PPP vói Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công ty kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

4. Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Đây là một hợp đồng được ký kết giữa một nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Các bên sẽ thỏa thuận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên điều phối.

http://thoibao.today/paper/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-tim-hieu-ve-kinh-doanh-rap-chieu-phim-tai-viet-nam-497122

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.

HOTLINE: 090.145.1945

Email: tuvanltl@gmail.com

3 Replies to “CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *