Thủ tục thành lập trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn
Câu hỏi: Công ty tôi đang mở chuỗi cắt tóc do có nguồn vốn đầu tư. Hiện, nhận thấy nhu cầu học nghề cắt tóc và mở tiệm khá lớn theo xu hướng làm đẹp hiện nay nên công ty tôi muốn xin giấy phép hoạt động trung tâm dạy nghề cắt tóc thì không biết thủ tục như thế nào? Nhờ LTL tư vấn giúp tôi.
(Anh Nguyễn Phúc M, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
Trả lời: LTL chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm gửi câu hỏi về Bộ phận Tư vấn của LTL. Liên quan đến thắc mắc của khách hàng, LTL xin trả lời như sau:
Các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn được thành lập ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Để trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn đi vào hoạt động một cách hợp pháp, không bị áp dụng các chế tài xử phạt thì bạn cần tiến hành các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Đối với các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn thì hồ sơ, thủ tục để xin cấp phép hoạt động sau khi đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi Nghị định 140/2018/NĐ-CP:
Điều 14. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;
b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
d) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.
Doanh nghiệp phải xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề hớt tóc, cắt tóc, nhuộm, uốn …. có sự phân bổ khoa học, hợp lý, không gây hại đến thuần phong mỹ tục. Chương trình này giảng dạy và thực hành này sẽ được thẩm duyệt bởi cơ quan nhà nước.
Khi đã có giấy phép đi vào hoạt động cơ sở cũng phải tiếp tục tuân theo các quy định quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Điều 22. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;
đ) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com