Làm giả mã vạch

Làm giả mã vạch

Tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay đều thường có mã vạch, mã vạch được xem như là “căn cước công dân” để giúp cho cá nhân, tổ chức có thể phân biệt các loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, hiện nay việc làm giả mã vạch hàng hóa xảy ra rất phổ biến của rất nhiều cá nhân, tổ chức.

Vậy làm thế nào để xử lý các hành vi làm giả mã vạch hàng hóa?

1. Mã vạch hàng hóa là gì?

Theo quy định của Quyết định 15/2016/QĐ-BKHCN về việc ban hành “quy định về việc cấp sử dụng, quản lý và sử dụng mã số, mã vạch định nghĩa về mã vạch hàng hóa là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.

Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá để con người nhận diện và phần mã vạch chỉ để dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.

Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như các khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh.

2.Cách thức xác định mã vạch hàng hóa

Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau :

  • Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
  • Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
  • Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
  • Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Để có thể nhận biết được một tổ chức, cá nhân kinh doanh có làm giả mã vạch hàng hóa hay không thì thường căn cứ vào:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch mã số.
  • Danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu và mã số địa điểm toàn cầu được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền

3. Biện pháp xử lý đối với hành vi làm giả mã vạch:

Hành vi làm giả mã vạch sẽ bị xử lý với các hình thức:

  • Phạt tiền đối với đối với vi phạm về sử dụng mã số mã vạch, theo quy định tại (Khoản 1 Điều 27 NĐ 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa, sản phẩm.

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

d) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam)”.

  • Tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch (Khoản 2 Điều 28 NĐ 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Hình thức xử phạt bổ sung:

“Tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này”.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi làm giả mã vạch: Thu hồi sản phẩm gắn với mã vạch đó hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch đó.

Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của gs1 Việt Nam

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Làm giả mã vạch nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *