Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục        

Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục                          

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì để trường mầm non tư thục đi vào hoạt động thì ngoài đăng ký thành lập, bạn còn phải đăng ký hoạt động. Trường mầm non tư thục khác nhóm trẻ ở quy mô hoạt động, đươc tiếp nhận số lượng trẻ lớn hơn nên về điều kiện để được thẩm định, cấp phép cũng khó khăn hơn.

Trong bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục thông qua các bước thực hiện như sau:

Bước 01: Đăng ký thành lập

Đăng ký thành lập là bước tiền đề thể hiện toàn bộ kế hoạch hoạt đông của bạn thông qua các tờ trình và đề án hoạt động. Đồng thời, dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

Cụ thể ở bước này, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (Điểm b Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP):

“Điều 4. Thủ tục thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.

  1. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

b) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Đăng ký hoạt động trường mầm non

Sau khi có Quyết định cho phép thành lập nhà trẻ tư thục, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký hoạt động trường mầm non theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:

  1. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
  2. Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
  3. Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; danh sách đội ngũ giáo viên, trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý, giáo viên;
  4. Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
  5. Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
  6. Các văn bản pháp lý: xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm; xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
  7. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.

Trường mẫu giáo có thể bị đình chỉ nếu có một trong các hành vi sau:

Điều 8. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;

c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

đ) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

Mở nhà trẻ tư thục là một quy trình đòi hỏi tiến hành hai bước: Đăng ký thành lập và hoạt động. Thủ tục đăng ký thành lập là điều kiện tiên quyết để tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động. Bạn cần tiến hành tuần tự, theo quy định để được cơ quan nhà nước chấp thuận.

https://tuvanltl.com/dieu-kien-thanh-lap-doanh-nghiep-van-tai/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *