Kinh doanh rượu cần giấy phép gì ?
Kinh doanh rượu là một cách gọi chung của các hoạt động sản xuất/ cung ứng sản phẩm rượu trên thị trường. Để bao quát cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước cũng rõ ràng cho hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong ngành, Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã ra đời để điều chỉnh riêng cho hoạt động kinh doanh rượu.
Kinh doanh rượu
Nghị định 105/2017/NĐ-CP mặc dù không định nghĩa, liệt kê hoạt động kinh doanh rượu nhưng thông qua Điều 4 và một loạt điều khoản khác tại Chương II đã gián tiếp quy định kinh doanh rượu gồm các hoạt động chi tiết như sau:
- Sản xuất rượu công nghiệp
- Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
- Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại
- Phân phối rượu
- Bán buôn rượu
- Bán lẻ rượu
- Bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Nếu bạn có một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh rượu như trên thì cần thực hiện xin các loại giấy phép tương ứng.
Kinh doanh rượu cần giấy phép gì?
Tương ứng với các hoạt động kinh doanh rượu, bạn phải có các giấy phép kinh doanh rượu tương ứng khi cung cấp đủ các giấy tờ chứng minh bạn đáp ứng các điều kiện nhất định. Phổ biến nhất là các giấy phép sau:
- Về tư cách của chủ thể: Thành lập doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh với các loại hình yêu cầu phải “…….được thành lập theo quy định của pháp luật” như sản xuất rượu công nghiệp. Trong đó, sản xuất rượu công nghiệp, phân phối rượu, bán buôn rượu bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp. Sản xuất rượu thủ tục, bán lẻ, bán lẻ tại chỗ có thể thành lập dưới các loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh. Riêng đối với sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại thì cần có Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
- Về chất lượng rượu: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Về cơ sở vật chất: đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm kinh doanh rượu nói chung; Cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
- Về môi trường: đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất thì nhất thiết phải có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Về nhân sự: Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất thì nhân sự phải có trình độ nhất định thể hiện qua bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.
- Hệ thống kinh doanh: với các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu thì phải cung cấp được giấy tờ của đối tác, các hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng hợp tác với nhà cung ứng, giấy giới thiệu….
https://tuvanltl.com/chuyen-nhuong-von-trong-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien/
Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.
Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
HOTLINE: 090.145.1945
Mail: tuvanltl@gmail.com