Giấy phép bán lẻ rượu bia

Giấy phép bán lẻ rượu bia

Câu hỏi: Tôi có một quán ăn tại Quận 1. Trước đây tôi chỉ bán kèm các loại bia dưới 5% độ cồn để thực khách nhầm nhi thưởng thức cùng thức ăn. Quán mới vào hoạt động không lâu nhưng tình hình kinh doanh rất tốt. Gần đây có một số khách hàng hỏi tôi có bán Vang hay Sâm-banh. Qua tìm hiểu, nếu bán rượu phải xin giấy phép chứ không phải muốn bán là bán. Quý công ty vui lòng trả lời giúp tôi điều này có đúng hay không? Về nếu phải tiếng hành thủ tục tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Tôi chân thành cảm ơn.

(Ông Phan Thanh P. Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)

Trả lời: LTL chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm gửi câu hỏi về cho bộ phận tư vấn của LTL. Liên quan đến thắc mắc của anh chị, LTL xin trả lời như sau:

Như thế nào là bán rượu?

Theo quy định hiện hành có sự phân biệt giữa rượu và bia. Phần lớn dựa vào nồng độ cồn có trong thức uống để xác định. Theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã ghi nhận như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;

1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).

Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.

Như vậy, nếu bạn muốn kinh doanh rượu bán lẻ tại chỗ trong các nhà hàng bạn phải thực hiện thủ tục xin giấy phép để được kinh doanh rượu như mô tả.

Thủ tục xin Giấy phép bán lẻ rượu bia

Thủ tục xin Giấy phép bán rượu bia tương đối đơn giản nếu bạn có thể cung cấp các giấy tờ như sau:

Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

4. Bản sao hợp đng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

5. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Thương nhận khi có giấy phép hoạt động nếu không tuân thủ quy định pháp luật có thể bị xử phạt rất nặng. Các hoạt động bị cấm khi kinh doanh rượu bao gồm:

Điều 7. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu

1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,

3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.

4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.

6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.

Thương nhân cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi thực hiện kinh doanh lĩnh vực có điều kiện này.

https://tuvanltl.com/thu-tuc-thay-doi-loai-hinh-doanh-nghiep/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

HOTLINE: 090.145.1945

Mail: tuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *