Dấu hiệu hàng hóa

Dấu hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ), có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu hàng hóa (Dấu hiệu hàng hóa) hay dịch vụ có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hoá của một chủ; nhãn hiệu cũng luôn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá, hoặc có thể dùng quảng cáo, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ.

Nhãn hiệu nếu đựơc đăng ký bảo hộ sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn hàng hoá được ghi trên sản phẩm. Đối với nhãn hiệu hàng hóa, những dấu hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ khi thiết kế phải không được trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Một nhãn hiệu (Dấu hiệu hàng hóa) khi được bảo hộ thì căn cứ để xem xét đối với yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhẫn hiệu và danh mục hàng hóa, được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam. Đồng thời để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa hay không cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm mang nhãn hiệu đó với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau:

  • Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày ( kể cả màu sắc), một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mang nhãn hiệu.
  • Hàng hóa mang nhãn hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ với về chức năng, công dụng, và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa thuộc phạm vi bảo hộ.

Khái niệm nhãn hiệu

Trên đây là một số quy định chung liên quan đến Dấu hiệu hàng hóa nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL.
Hotline0902.990.954
Emailinfotuvanltl@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *